50 triệu con cua đỏ bò kín đường trong mùa di cư

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/11/2021 | 2:25:17 PM

Hàng triệu cua đỏ tiến về biển để đẻ trứng trong cuộc di cư hàng năm, biến cả đảo Giáng sinh thành màu đỏ rực.



Hơn 50 triệu con cua đỏ thực hiện hành trình từ rừng rậm tới ven biển ở đảo Giáng sinh phía tây bắc bang Tây Australia. Người dân địa phương và du khách thường chia sẻ nhiều hình ảnh ghi lại một trong những cuộc di cư lớn nhất của động vật trên hành tinh khi những con cua biến cả hòn đảo thành màu đỏ. Cua đỏ bò khắp mặt đường, cầu, đá và dọc các dòng suối để tới điểm sinh sản kịp thời. Chúng thậm chí xuất hiện ở một số địa điểm kỳ lạ như vách đá và trung tâm thành phố.

Nhân viên bảo tồn trên đảo mất vài tháng chuẩn bị cho cuộc di cư bằng cách xây dựng những cây cầu đặc biệt dành cho cua và rào chắn tạm thời. Tiến sĩ Tanya Detto, điều phối viên chương trình loài xâm hại ở đảo Giáng sinh, cho biết vùng đất này chưa bao giờ có nhiều cua di cư như vậy từ năm 2005. Ông và cộng sự dành nhiều thời gian sắp xếp cầu và rào chắn để giúp cua đỏ di chuyển an toàn tới vịnh Flying Fish.

Theo Detto, dù chuyên gia trên đảo có thể dự đoán tuyến đường đàn cua sẽ đi, lộ trình vẫn thay đổi đôi chút mỗi năm. Vài con cua bị mắc kẹt khi bò qua những tòa nhà ba tầng hoặc rơi xuống từ vách đá vôi, nhưng phần lớn đều sống sót. Mùa di cư thường bắt đầu khi cơn mưa đầu tiên của mùa mưa trút xuống vào tháng 10 hoặc 11. Cua đực sẽ rời khỏi hang và tiến về bãi biển, đem theo cua cái trên đường.

Thời gian chính xác và tốc độ di cư được quyết định bởi pha Mặt Trăng. Năm nay, các chuyên gia dự đoán đàn cua sẽ đẻ trứng vào ngày 29 hoặc 30/11. Những con cua biết chính xác khi nào cần rời khỏi hang để tới bãi biển kịp thời nhằm đẻ trứng thuận lợi nhất. Mỗi con cua cái sẽ đẻ 100.000 quả trứng xuống Ấn Độ Dương trong 5 - 6 đêm liên tục suốt đợt di cư. Một tháng sau, cua đỏ con quay trở lại bờ để thực hiện hành trình trở về khu rừng nhiệt đới trên đảo. Tuy nhiên, đa số ấu trùng sẽ bị ăn bởi cá, cá đuối và cá mập voi rình sẵn ở vùng biển xung quanh.

Bianca Priest, quản lý đảo Giáng sinh chia sẻ sự kiện tự nhiên này diễn ra trên đảo mỗi năm. Vườn quốc gia đảo Giáng sinh đã dựng hàng kilomet rào chắn tạm thời, biển hướng dẫn và phong tỏa những con đường để bảo vệ hàng triệu con cua.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Joanne Brent, giám khảo của Kỷ lục Guinness Thế giới đứng gần chiếc bánh mì baguette trong quá trình kiểm tra nỗ lực đánh bại kỷ lục thế giới về chiếc bánh mì baguette dài nhất trong Triển lãm Bánh mì baguette Suresnes ở Suresnes gần Paris, Pháp, ngày 5/5/2024.

Ngày 5/5, một nhóm thợ bánh mì Pháp lập kỷ lục Guinness thế giới mới bằng việc làm ra chiếc bánh mì baguette dài 140,53 m, tức là dài gấp 235 lần so với chiếc bánh mì baguette truyền thống.

Ông Marcelino Abad Tolentino thổi nến kỷ niệm sinh nhật 124 tuổi, hôm 5/4 tại một viện dưỡng lão ở Peru.

Ông Abad, 124 tuổi đang hoàn tất thủ tục để được Kỷ lục Guinness công nhận là người đàn ông cao tuổi nhất thế giới, thay vì người 111 tuổi được trao tuần trước.

Cụ Juan Vicente Perez Mora tại nhà riêng ở bang Tachira, Venezuela, tháng 1/2022.

Người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới qua đời hai tháng trước sinh nhật lần thứ 115, nhiều quan chức, người dân Venezuela gửi lời tiễn biệt.

Chị Lý Thị Cầu (đứng giữa) đã vận động nhiều phụ nữ ở các độ tuổi tham gia sinh hoạt hội.

Đến xã Túc Đán (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), hỏi chị Lý Thị Cầu - Chủ tịch Hội LHPN xã Túc Đán, không ai là không biết. Không chỉ giúp chị em phụ nữ địa phương tự tin, hạnh phúc hơn, chị Cầu còn là người giúp họ nhận ra giá trị của bản thân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục