Mông Sơn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/10/2013 | 2:31:43 PM

YBĐT - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo vùng quê Mông Sơn, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã có nhiều đổi thay.

Ông Đinh Hùng Vĩ - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Khi bắt tay vào thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xã đưa ra toàn thể nhân dân để bàn, tập trung vào những khó khăn và thuận lợi của địa phương để xác định xem tiêu chí nào dễ, cần ít vốn thì làm trước, khó làm sau…”. Trên cơ sở đó, Mông Sơn đã tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đó giải quyết việc làm cho người lao động.

Những năm gần đây, công tác đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả luôn được xã đặt lên hàng đầu, cụ thể là chỉ đạo nhân dân giữ vững truyền thống thâm canh diện tích lúa, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn; đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ kết hợp với đẩy mạnh sản xuất vụ đông trên đất lúa; tăng cường áp dụng cơ giới hóa...

Cùng với việc nâng cao năng suất, sản lượng cây lúa, xã vận động nhân dân khai thác và nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà. Hiện nay, trên địa bàn xã có hợp tác xã đánh bắt nuôi trồng thủy sản và hai bến thu mua thủy sản mỗi ngày cung cấp ra thị trường gần 1 tấn thủy sản cho thu nhập trên 60 triệu đồng. Cùng với đó, xã vận động nhân dân xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng rừng, thương mại, dịch vụ…

Hiện nay, tại Mông Sơn đang xuất hiện khá nhiều trang trại, gia trại làm ăn có hiệu quả, tiêu biểu như trang trại nuôi ba ba thương phẩm của anh Nguyễn Văn Tình ở thôn Làng Mới. Năm 2011, gia đình anh được hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất hàng hóa của tỉnh cộng với nguồn vốn của gia đình, anh đã mạnh dạn nuôi 200 con ba ba thương phẩm và sinh sản, tổng vốn đầu tư của mô hình đến nay đạt hơn 100 triệu đồng.

Dự kiến, với giá ba ba thịt từ 370.000-400.000 đồng như hiện nay, gia đình anh có doanh thu 250-300 triệu đồng/năm. Hay như gia đình anh Đinh Văn Lưu ở thôn Thủy Sơn cũng được hỗ trợ vốn sản xuất hàng hóa, đầu tư chăn nuôi lợn. Hiện nay, trại lợn của gia đình anh đang được xem là lớn nhất xã với quy mô 90 con lợn thịt/lứa, năm 2012 xuất chuồng hơn 10 tấn, thu về gần 400 triệu đồng. Năm 2013, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất trong chương trình xây dựng NTM, xã xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả, nuôi dê trên núi đá…

Là 1 trong số 2 hộ được thực hiện mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ, anh Nguyễn Văn Mạnh thôn Làng Cạn cho biết: “Nhà tôi chủ yếu trồng cây ăn quả, hiện nay có 100 gốc táo đại đường, vài chục gốc hồng không hạt hàng năm cho thu nhập trên 30 triệu đồng. Được nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ chương trình xây dựng NTM, tôi trồng thêm 150 gốc thanh long ruột đỏ... Tương lai tôi sẽ xây dựng khu vườn nhà mình thành trang trại cây ăn quả nhằm cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng ra thị trường…”.

Cùng với phát triển các mô hình chăn nuôi, để giải bài toán việc làm cho lao động nông thôn, Mông Sơn đã phát huy được lợi thế có các doanh nghiệp khai thác đá đóng trên địa bàn nên số lượng lao động tham gia làm việc tại đây khá đông, toàn xã có trên 500 lao động có thu nhập ổn định từ 120-180.000 đồng/người/ngày. 

Với các biện pháp tích cực trong phát triển kinh tế, trong vài năm qua, tỷ lệ hộ đói nghèo của xã giảm dần qua các năm, mỗi năm giảm bình quân 6%, đến nay toàn xã còn 16,6% hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm. Đến nay, xã đã đạt 12/19 tiêu chí NTM, gồm: quy hoạch, thủy lợi, điện, chợ nông thôn, bưu điện, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, tổ chức sản xuất, giáo dục, hệ thống chính trị xã hội, an ninh trật tự xã hội. 

Có thể nói, sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình XDNTM, bước đầu Mông Sơn đã tạo được một diện mạo mới, không chỉ khang trang hơn về cơ sở hạ tầng mà đời sống của nhân dân cũng được cải thiện, trở thành một trong những xã phát triển mạnh và bền vững của huyện Yên Bình.

H.D

Các tin khác

YBĐT - Khi bước chân vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã An Bình huyện Văn Yên chưa đạt được tiêu chí nào trong bộ tiêu chí quốc gia, nhưng đến nay chỉ sau 2 năm xã đã thực hiện đạt 10/19 tiêu chí, trong đó nổi bật là các tiêu chí về giáo dục, quy hoạch, điện lưới, kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất, vệ sinh môi trường.

Ngày 24/9, tại Lào Cai, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình này tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nghề nuôi cá lồng trên đầm Hậu, xã Minh Quân phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. (Ảnh: LC)

YBĐT - Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo chính quyền và nhân dân trong toàn xã, với sự trợ giúp hiệu quả của Nhà nước, tỉnh, huyện, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có bước phát triển kinh tế khá mạnh và toàn diện, gắn với việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

YBĐT - Trong hơn 2 năm qua, đã có gần chục tỷ đồng từ các nguồn vốn, chương trình, dự án của Chính phủ đầu tư phát triển La Pán Tẩn, địa phương được tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải chọn làm điểm xây dựng NTM và sức dân tham gia đóng góp dựng xây hạ tầng cơ sở cũng được tính tương đương con số ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục