An Bình: Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/10/2014 | 2:55:43 PM

YBĐT - Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã An Bình (huyện Văn Yên) đã có nhiều thay đổi, từ hạ tầng kinh tế - xã hội đến hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển, đời sống của bà con nhân dân cũng từng bước nâng lên. Tuy nhiên, chặng đường trở thành xã NTM đối với An Bình vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự đầu tư của Nhà nước.

Thâm canh tăng vụ giúp nông dân xã An Bình có thu nhập cao hơn.
Thâm canh tăng vụ giúp nông dân xã An Bình có thu nhập cao hơn.

Bắt tay vào xây dựng NTM từ năm 2011, An Bình có xuất phát điểm tốt hơn so với các xã vùng thượng huyện do nằm trên tuyến đường Yên Bái - Khe Sang và có cầu Trái Hút nên hoạt động giao thương với các xã lân cận tương đối thuận lợi. Bên cạnh đó, xã có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nên đời sống của nhân dân có phần cải thiện. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông chưa đồng bộ, trình độ dân trí không đồng đều nên trong quá trình triển khai Chương trình, An Bình đã gặp phải không ít khó khăn.

Vì vậy, xã đã rà soát, đánh giá và triển khai nhiều giải pháp, trong đó xác định phải tập trung nguồn lực cho phát triển giao thông nông thôn, trường học, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh… tạo động lực hoàn thành các tiêu chí khác. Đầu tiên, An Bình xây dựng các quy hoạch về sử dụng đất và cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường; chỉnh trang các khu dân cư và quy hoạch các khu dân cư mới.
An Bình lựa chọn phát triển giao thông nông thôn “đi trước một bước”,  góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành các mục tiêu khác.

Ông Lê Cao Tấn -Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Thông qua các cuộc họp, xã vận động nhân dân hiến đất, làm đường. Sau 3 năm, An Bình đã mở rộng được 10km đường thôn, bản và cứng hóa trên 2,5km”. Cùng với làm đường giao thông, xã tập trung các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho các trường học, kết hợp với đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học thông qua thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên… Nhờ đó, trường tiểu học và trung học cơ sở của xã An Bình đã đạt chuẩn quốc gia. Sau 3 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, An Bình đã đạt 10/19 tiêu chí như: thủy lợi, điện, chợ nông thôn, bưu điện, thu nhập bình quân, giáo dục, y tế, môi trường, an ninh trật tự xã hội…

Ông Nguyễn Trọng Tuynh - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Với việc hoàn thành 10 tiêu chí trong xây dựng NTM, An Bình đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân. NTM đã mang đến diện mạo mới cho địa phương”.

Tuy nhiên, để trở thành một xã NTM, An Bình còn rất nhiều việc phải làm. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã là trên 14%, mục tiêu đến hết năm 2015 con số này chỉ còn dưới 10% rất khó thực hiện, bởi phần lớn hộ nghèo tập trung tại 2 thôn Khe Trang, Khe Rồng, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, giao thông đi lại khó khăn, ít có điều kiện phát triển kinh tế… Cùng với đó, xã mới bê tông hóa 2,5km đường trong tổng số 31km đường liên thôn, nội thôn. Vì vậy, kế hoạch kiên cố hóa 50% các tuyến đường vào năm 2015 gần như không mấy khả thi rất khó thực hiện do thiếu nguồn vốn hỗ trợ. Ngoài ra, việc xây dựng nhà văn hóa xã đạt tiêu chuẩn NTM cũng gặp trở ngại vì bởi thiếu quỹ đất…

Từng bước khắc phục khó khăn  thời gian tới, An Bình tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể duy trì và thực hiện tốt các tiêu chí đã đạt, đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại, trong đó, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Cụ thể, xã tập trung đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên canh, phân vùng sản xuất, kết hợp áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng, phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng…

Hùng Cường

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí nông thôn mới.

Qua 3 năm xây dựng nông thôn mới, xã Cảm Nhân đã hoàn thành 13,3 km đường giao thông nông thôn, trong đó, 3,14 km bê tông hóa.

YBĐT - Nằm ở vùng Đông hồ, Thác Bà, Cảm Nhân có 1.546 hộ với 6.650 nhân khẩu. Trước kia, đường sá đi lại khó khăn, ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội. Đến nay, vùng quê này đã thay da đổi thịt, đường bê tông nối khắp các đường làng, ngõ, xóm, giao thông thuận tiện và giao thương dễ dàng.

Bà Vũ Thị Chay kiểm tra bịch nấm.

YBĐT - Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) đã vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Đặc biệt, xã đã phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao thu nhập cho người dân, hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Tuy Lộc là xã đầu tiên trên toàn tỉnh “cán đích” NTM giai đoạn 2011 - 2015.

Mỗi năm, từ cây chè đem lại nguồn thu khá cho người dân
xã Bình Thuận.

YBĐT - Xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, Đảng bộ xã Bình Thuận (Văn Chấn) đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện “Di chúc” của Bác với nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với từng công việc của các phòng, ban chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục