Khi dân chung sức

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/10/2014 | 9:30:46 AM

YBĐT - Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã hoàn thành 10/19 tiêu chí. Tuy nhiên, để Yên Hưng thực sự chuyển mình, tạo ra bộ mặt NTM vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Về xã Yên Hưng, đi trên những con đường bê tông phẳng lỳ, chúng tôi cảm nhận rõ nét sự đổi thay ở vùng quê này. Bà Trần Thị Thu - một người dân trong xã, cho biết: “Trước đây, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, đường làng, ngõ xóm lầy lội. Từ khi bê tông hóa và mở mới các tuyến đường, việc đi lại đỡ vất vả đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân”.

Yên Hưng vốn là xã thuần nông, người dân chủ yếu sống dựa vào làm nông nghiệp, nên kinh tế khó dư dật. Xã xác định việc xây dựng NTM phải bắt đầu từ mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn. Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM triển khai đến từng thôn và nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú. Các phong trào nhà sạch, ngõ đẹp; tổ tự quản vệ sinh đường làng, ngõ xóm... được phát động rộng rãi. Người dân chung sức, chung lòng cùng với Nhà nước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đem lại bộ mặt mới cho nông thôn. Đến nay, 8/8 thôn bê tông hóa đường giao thông. Quá trình làm đường, nhân dân đã hiến 6.500m2 đất và nhiều diện tích trồng cây cối, hoa màu.

Để nâng cao thu nhập cho người dân, xã chỉ đạo thử nghiệm và nhân rộng các mô sản xuất, nhất là những mô hình có thể áp dụng rộng rãi theo quy mô hộ gia đình như: trồng dâu, nuôi tằm, thâm canh lúa đặc sản Chiêm Hương, mô hình nuôi ong lấy mật, mô hình nuôi thỏ, nuôi cá. Riêng mô hình trồng dâu, nuôi tằm, Yên Hưng đã chuyển đổi 3ha đất lúa kém hiệu quả sang thực hiện. Mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 lần trồng lúa. Nhờ chuyển giao khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 19,7%. Năm 2014, xã phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/năm.

Ông Lưu Đức Nhận - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Sau 3 năm, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng NTM đạt trên 35,16 tỷ đồng; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 12,33 tỷ đồng, số còn lại huy động sức dân. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, kết cấu hạ đầu tư tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân. Nhận thức của đại bộ phận nhân dân về NTM đã có chuyển biến rõ nét, bà con xác định đóng vai trò chủ thể trong tiến trình xây dựng NTM”.

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, song đến thời điểm này, Yên Hưng mới đạt 10/19 tiêu chí NTM. Nhiều tiêu chí khó đạt, cần nguồn vốn đầu tư lớn. Cũng theo Phó chủ tịch ông Lưu Đức Nhận - khó khăn với Yên Hưng, hiện nay là tiêu chí về thủy lợi, hiện, số kênh mương xã quản lý đã kiên cố hóa chỉ đạt 43,9%, sau 3 năm, chưa triển khai kinh phí cho xây dựng hệ thống thủy lợi, chủ yếu tập trung làm đường giao thông nông thôn. Tiêu chí môi trường cũng đang là “nút thắt khó gỡ” do xã chưa có điểm chôn, lấp rác thải tập trung, quỹ đất không có nên phải mua lại của người dân, trong khi đó, nguồn kinh phí hạn hẹp.

Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa cũng đang được quan tâm, tìm cách tháo gỡ. Trên địa bàn xã, 8 thôn đã có nhà văn hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng dân cư. Đến nay, 2 nhà văn hóa và 2 khu thể thao của các thôn đã nâng cấp và tu sửa, tuy nhiên, vẫn chưa bảo đảm về diện tích theo quy định, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Bên cạnh đó, các tiêu chí như thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu lao động, tỉ lệ hộ nghèo cũng là một bài toán không dễ giải đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.

Để sớm “cán đích” NTM, trong thời gian tới, Yên Hưng cần xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể cho từng tiêu chí để có biện pháp thực hiện hiệu quả; lồng ghép các chương trình, dự án như: chương trình giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường, đề án phát triển giao thông nông thôn, đề án hỗ trợ chăn nuôi hàng hóa, môi trường. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, cần phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực của nhân dân; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ ổn định.

Văn Thông

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục