Điểm tựa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Việt Thành

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/7/2019 | 8:55:50 AM

YênBái - Trồng dâu uôi tằm đã trở thành nghề chính của người dân trong thôn. Cũng nhờ nghề dâu tằm mà 100% đường liên thôn, liên xóm của thôn được bê tông hóa. Thậm chí, người dân sẵn sàng đóng góp hơn 100 triệu đồng tiền mặt đổ bê tông tuyến đường nội đồng.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên tham quan mô hình né tằm gỗ ô vuông ở Việt Thành
Lãnh đạo huyện Trấn Yên tham quan mô hình né tằm gỗ ô vuông ở Việt Thành

Ông Nguyễn Thế Ngữ ở thôn Lan Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên là những người đầu tiên của xã mạnh dạn đưa cây dâu vào trồng thay diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Với bản tính kiên trì, chịu khó học hỏi, đến nay, sau gần 20 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm đã mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình ông. 

Ông Trần Văn Huấn - Bí thư Chi bộ thôn Lan Đình cho biết: "Lan Đình là thôn đầu tiên ở Việt Thành trồng dâu nuôi tằm và cũng là thôn có diện tích dâu lớn nhất xã với khoảng 60 ha và trên 90 hộ trồng dâu nuôi tằm. 6 tháng đầu năm 2019, cả thôn có thu nhập khoảng 5 tỷ đồng từ nghề này”. 

Giờ đây, nuôi tằm đã trở thành nghề chính của người dân trong thôn. Cũng nhờ nghề dâu tằm mà 100% đường liên thôn, liên xóm của thôn được bê tông hóa. Thậm chí, người dân sẵn sàng đóng góp hơn 100 triệu đồng tiền mặt đổ bê tông tuyến đường nội đồng. 

Có thể nói, diện mạo đổi thay được đánh dấu từ chính những con đường, những ngôi nhà khang trang và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Tư duy phát triển kinh tế của người dân Việt Thành từ thụ động tiếp thu chuyển thành chủ động học hỏi, thay đổi cách làm.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hoàn, thôn Trúc Đình là một điển hình như vậy. Gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm đã lâu, những "thăng trầm”, cơ cực của nghề bà Hoàn đã từng trải qua. Bởi vậy, kinh nghiệm với bà Hoàn là thứ quan trọng nhất được minh chứng trong thời điểm hiện tại khi chọn nuôi chuyên canh tằm giống. Bà Hoàn tâm sự: "Thay vì nuôi tằm bằng nong, khoảng 1 năm nay, gia đình tôi chuyển hoàn toàn cách nuôi tằm giống bằng khay nhựa. Áp dụng phương pháp mới chỉ khoảng 11 ngày có thể nuôi được 100 vòng. Tôi thấy phương pháp nuôi tằm giống bằng khay nhựa hiệu quả gấp 3 lần so với phương pháp truyền thống. Không những vậy, khay nhựa nhẹ hơn rất nhiều so với nong nên khi nuôi cũng đỡ vất vả hơn”.

Không ngừng cập nhật những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật để tìm hướng đi mới cho nghề nuôi tằm truyền thống, người dân Việt Thành đang từng ngày, từng giờ mang lại cho xã một diện mạo mới - diện mạo của sự đổi thay, của mô hình sản xuất chuyên nghiệp. 

Hiện tại, xã đã thành công trong việc quy hoạch vùng trồng dâu nuôi tằm với 128 ha, tăng gần 80 ha so với năm 2015. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, nhân dân xã Việt Thành đã đưa vào nuôi 7.200 vòng trứng tằm, sản lượng gần 118 tấn, doanh thu ước đạt trên 9 tỷ đồng và  phấn đấu sản lượng kén tằm năm 2019 đạt 240 tấn. Xã cũng đã thành lập được Hợp tác xã Dâu tằm tơ Việt Thành trên cơ sở là tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm trước đây.

Đến nay, Hợp tác xã Dâu tằm tơ Việt Thành có 11 hộ thành viên với tổng diện tích kinh doanh khoảng 17 mẫu, mỗi năm thu về trên 1,7 tỷ đồng. Sau khi tạo được đầu mối liên doanh liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, Hợp tác xã đã đảm bảo phát triển bền vững. 

Cùng đó, xã còn thành lập được 17 tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm với 93 thành viên tham gia. Đồng chí Nguyễn Quốc Tưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Việt Thành cho biết: "Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Thành hiện nay không chỉ làm giàu cho người dân mà còn góp phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đây là bước đệm quan trọng để Việt Thành vững bước trên con đường xây dựng xã NTM kiểu mẫu”.

Trần Ngọc

Tags Việt Thành nông thôn mới Kiểu mẫu

Các tin khác
Trồng dâu nuôi tằm mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân xã Việt Thành, huyện Trấn Yên.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những chuyển biến, diện mạo mới tại nhiều vùng nông thôn. Trên đà đó, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2020 có 5 địa phương được công nhận xã NTM kiểu mẫu với 1 tiêu chí khó thực hiện là "không có hộ nghèo”.

Trên 63 ha đất; gần 50.000 cây cối, hoa màu; trên 120.000 ngày công lao động là con số đoàn viên, hội viên và người nông dân hiến để làm đường giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi, chỉnh trang nhà văn hóa thôn... xây dựng nông thôn mới.

Một mô hình phát triển chăn nuôi gà hiệu quả của hội viên Hội Nông dân huyện Trấn Yên.

Đến nay, toàn huyện Trấn Yên đã có 6.524 hộ gia đình hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Tối nay- 11/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục