Đông An cán đích nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/12/2019 | 8:08:01 AM

Xuất phát điểm, xã Đông An, huyện Văn Yên chỉ đạt 5/19 tiêu chí so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Một mô hình trồng cây ăn quả của nông dân xã Đông An.
Một mô hình trồng cây ăn quả của nông dân xã Đông An.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, xã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, cách thức tiến hành xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với Phong trào "Chung sức XDNTM”. 

Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nội lực là chính, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước”, địa phương đã có lộ trình cụ thể; chú trọng công tác dân vận với nhiều hình thức để cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng vào cuộc. 

Ông Hoàng Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND, Phó ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM xã Đông An cho biết: Hiện nay, xã đã đạt 19/19 tiêu chí NTM và đạt kết quả nổi bật ở một số lĩnh vực: thực hiện sản xuất theo hướng hàng hóa có liên kết đầu ra cho sản phẩm và từng bước củng cố các chuỗi liên kết ổn định, bền vững; lựa chọn cây, con giống có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất; xây dựng được mô hình nuôi trâu, bò bán công nghiệp; cây dược liệu cà gai leo; cây ăn quả có múi; duy trì vùng thâm canh lúa nước 2 vụ là 254 ha; sản xuất cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa 40 ha; ngô soi bãi 40 ha; vùng rau, đậu đỗ các loại 167 ha; sắn cao sản 350 ha; chuối tiêu hồng 15 ha… 

Xã còn khuyến khích người dân thực hiện chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại theo hình thức bán công nghiệp và đang duy trì hiệu quả 3 mô hình 100 con lợn trở lên; hình thành vùng trồng cỏ nuôi bò thịt 6 ha; khu chăn nuôi tập trung 24 ha… góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân. 

Anh Nguyễn Văn Giang ở thôn Đức An cho biết: "Hiện, tôi đang phát triển cây ăn quả với 70 gốc bưởi Diễn, 30 gốc bưởi da xanh, 50 gốc ổi, na, hồng xiêm, nuôi từ 3.000 - 4.000 con gà kết hợp đào áo thả cá và thu nhập bình quân mỗi năm từ 250 - 300 triệu đồng đã trừ tất chi phí”. 

Đông An còn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và đã có chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh… Hiện tại, trên địa bàn xã đã quy hoạch khu công nghiệp rộng 34 ha với 6 công ty, 3 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác, 1 cơ sở sơ chế biến tinh dầu quế, 11 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gạch bê tông, dịch vụ xay xát, dịch vụ nông nghiệp... 

Qua hơn 8 năm XDNTM, xã đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, chỉnh trang nhà ở là 176 tỷ 500 triệu đồng. Trong đó, ngân sách của trung ương, tỉnh, huyện là 73 tỷ 300 triệu đồng; nhân dân đóng góp trên 43 tỷ đồng, chủ yếu là xây dựng nhà ở dân cư, đường giao thông nông thôn; các nguồn khác đạt trên 53 tỷ đồng. 

Hiện tại, 100% đường trục xã, liên xã; 60% đường trục thôn; 53% đường ngõ xóm được bê tông hóa; thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 8,14%; xã không còn nhà tạm, nhà dột nát; lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên chiếm 97,48%... 

Việc thực hiện các nhóm tiêu chí về văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự, giáo dục, y tế xã được duy trì thực hiện hiệu quả;  tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 86,8%; 8/8 thôn có nhà văn hóa , có sân chơi thể thao, đầy đủ các thiết chế văn hóa theo quy định…

Trần Ngọc 

Các tin khác
Chăn nuôi gà quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa ở xã Việt Hồng đang khẳng định hiệu quả kinh tế.

Trong 9 năm, tổng kinh phí xây dựng nông thôn mới của Việt Hồng đạt gần 133 tỷ đồng,trong đó, người dân đóng góp trên 14 tỷ.

Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Lục Yên được cứng hóa.

Tới nay, tỷ lệ đường giao thông nông thôn toàn huyện đã cứng hóa đạt 60%, trong đó kiên cố hóa đạt 47%. Đến hết tháng 6/2019, toàn huyện có 6/23 xã hoàn thành tiêu chí về giao thông.

Một buổi giao dịch của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn tại cơ sở.

Đến nay,Ngân hàng chính sách xã hội huyện Văn Chấn đã triển khai cho vay 13 chương trình TDCS đến 100% các thôn, bản, tổ dân phố trong huyện với dư nợ 570 tỷ đồng, tăng 403 tỷ đồng so với năm 2010. Riêng giai đoạn 2011 - 2019, toàn huyện đã có 7.935 lượt hộ vay vốn thoát nghèo.

Học sinh Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trong giờ thực hành.

Toàn tỉnh hiện có trên 484.500 lao động tham gia hoạt động kinh tế, trong đó, có tới 83% lao động tham gia hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn, gần 65% lao động làm nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục