YênBái - Là một trong 14 xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, bước vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Sơn Lương gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với quyết tâm phấn đấu hết năm 2020 hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo, đề ra cách làm sáng tạo, phù hợp. Trong đó, lựa chọn những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, khơi dậy quyết tâm, ý chí, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và nhân dân nên bộ mặt NTM có nhiều đổi thay.
|
Cây dâu tằm đang là hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở xã Sơn Lương (ảnh: Thanh Tân)
|
Ông Phạm Nguyên Bình - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: với nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng xã đạt chuẩn NTM năm 2020, những năm qua, Đảng bộ xã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt. Thông qua tuyên truyền và sự gương mẫu, tích cực thực hiện của cán bộ, đảng viên nên nhân dân đã nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình trong XDNTM.
Cùng đó, Đảng bộ luôn chú trọng phát huy vai trò chủ thể của người dân "lấy dân làm gốc” trong quá trình XDNTM. Vì vậy, trong quá trình XDNTM, đặc biệt là triển khai những công việc cụ thể, xã luôn thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi” nên đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Ông Hà Văn Noòng, thôn Bản Tủ cho biết: "Cách làm ở xã, thôn về XDNTM rất dân chủ; mọi việc người dân chúng tôi đều được tham gia đóng góp nên đã khơi dậy được sức mạnh cộng đồng. Trong đó, gia đình tôi đã tự nguyện hiến hơn 900 m2 đất, góp tiền và nhiều ngày công để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn”.
Từ việc khơi dậy được sức dân, nên trong cơn bão số 4 năm 2018 gây thiệt hại nặng nề về tài sản nhưng đến nay toàn xã đã khắc phục xong các thiệt hại về cơ sở hạ tầng, khôi phục sản xuất; bố trí đất ở tái định cư, hỗ trợ làm nhà ở cho trên 100 hộ đến nơi ở mới an toàn, có nhà ở khang trang, ổn định; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời... Cùng đó, xã đã huy động nội lực trong nhân dân để thực hiện tiêu chí xóa nhà dột nát và đến nay toàn xã không có hộ nào có nhà ở tạm bợ.
Ông Phạm Nguyên Bình - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lương cho biết thêm: "Nhờ sự đồng lòng, chung sức của nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong năm 2019 và 2020, xã đã huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng được trên 30 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp trên 15.000 m2 đất, trên 300 triệu đồng và hàng ngàn công lao động để xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, 100% đường liên thôn được bê tông hóa, các tuyến đường nội đồng, đường vào khu sản xuất được đảm bảo đi lại thuận tiện phục vụ sản xuất; 6/6 thôn có nhà văn hóa được đầu tư xây dựng mới; các tiêu chí về thủy điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông đều đáp ứng đến các thôn và từng hộ; toàn xã có 12/19 tiêu đạt chuẩn NTM”.
Để quyết tâm hoàn thành các tiêu chí còn lại, phấn đấu cán đích NTM vào cuối năm 2020, hơn bao giờ hết, xã Sơn Lương quyết tâm chính trị cao độ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm.
Trong đó, chú trọng thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững gắn với chuỗi giá trị; cơ cấu lại sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm; tập trung thực hiện có hiệu quả các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến nông lâm sản, thực hiện liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông sản. Trước mắt, vận động nhân dân tập trung phát triển kinh tế đồi rừng, các mô hình trồng bí, mướp lấy hạt và cây dâu tằm… để mang lại hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập cho nhân dân.
Hà Tĩnh
Tags
Sơn Lương
Văn Chấn
nội lực
xây dựng nông thôn mới
Trong 5 năm qua, cùng với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, các cán bộ, hội viên nông dân huyện Văn Yên đã phát huy tốt vai trò là chủ thể, tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng đến mục tiêu xây dựng Văn Yên trở thành huyện NTM vào năm 2025.
Cơ chế, chính sách địa bàn vùng dân tộc thiểu số đã từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy, phân cấp mạnh cho địa phương, thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong xây dựng, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực; từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ cho không chuyển sang cho vay.
Hiện nay, Báo Đáp có gần 137 ha dâu tằm, giá trị thu nhập bình quân từ 130 - 150 triệu đồng/ha/năm; xã đã thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, các nhóm hợp tác, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả tạo mối liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế - xã hội phát triển là điều kiện thuận lợi để Báo Đáp đầu tư xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến nay, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đã triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho sản xuất, đời sống người dân từng bước nâng lên.