Nghĩa Lộ: Nông thôn mới nhờ những con người vì lợi ích chung

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/3/2022 | 11:04:06 AM

YênBái - Mới đây, thị xã Nghĩa Lộ đã được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, thị xã đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng, trong đó vốn huy động nhân dân và huy động khác hơn 210 tỷ đồng, chiếm 16% tổng số vốn thực hiện với các hình thức đóng góp bằng tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất… Đó là kết quả nổi bật trong công tác dân vận gắn với Phong trào “Yên Bái chung sức xây dựng NTM” trên địa bàn.

Trạm Y tế xã Thanh Lương được xây dựng với sự đóng góp lớn về diện tích đất của gia đình ông Hà Ngoan và bà Phùng Thị Hỏi.
Trạm Y tế xã Thanh Lương được xây dựng với sự đóng góp lớn về diện tích đất của gia đình ông Hà Ngoan và bà Phùng Thị Hỏi.

Từ năm 2011, xã Thanh Lương triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM. Để hoàn thành 19 tiêu chí NTM, nhất là các tiêu chí về điện, đường, trường, trạm, Đảng bộ xã Thanh Lương tập trung chỉ đạo các đoàn thể, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phát huy vai trò chủ thể của nông dân, đặc biệt là việc xã hội hóa trong nhân dân để sớm hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, xã đã huy động ủng hộ được 10.000 ngày công, trên 18.000 m2 đất, trên 23 tỷ đồng tiền mặt để thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về hạ tầng, vệ sinh môi trường, văn hóa…, góp phần đưa xã hoàn thành NTM vào năm 2017. 

Tiêu biểu là gia đình ông Hà Ngoan và bà Phùng Thị Hỏi, người dân tộc Mường ở bản Lý đã hiến 780 m2 đất để xây dựng Trạm Y tế xã. Gia đình bà Hỏi giáp với Trạm Y tế xã. Bản thân bà nguyên là cán bộ của Trạm Y tế xã nên khi được tuyên truyền, vận động hiến đất để xây dựng Trạm Y tế đáp ứng các tiêu chuẩn của xã NTM, gia đình bà đồng tình ngay. 

Bà Phùng Thị Hỏi - đảng viên 55 năm tuổi Đảng cho hay: "Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác "Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm”. Chính vì vậy, gia đình tôi tình nguyện hiến đất để mở rộng Trạm Y tế xã phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đó là việc làm thiết thực đóng góp cho quê hương”. 

Bà Phùng Thị Hỏi còn tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình ủng hộ 2,5 triệu đồng mở rộng đường vào Trạm Y tế xã; ủng hộ 10 triệu đồng làm đường điện thắp sáng tuyến đường 1,5 km; ủng hộ 50 triệu đồng để xây dựng tường rào, chỉnh trang khu vực nghĩa trang của xã.

Cũng là gia đình tiêu biểu trong Phong trào hiến đất xây dựng NTM, gia đình ông Lò Văn Lột ở bản Phiêng, xã Hạnh Sơn đã tình nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất ruộng để mở rộng xây dựng Trường THCS Hạnh Sơn. 

Thầy Phan Quốc Hùng - Hiệu trưởng Trường THCS Hạnh Sơn cho biết: "Trước kia, cơ sở vật chất nhà trường chỉ là 1 dãy nhà 2 tầng 8 phòng gồm cả phòng học và phòng hiệu bộ, sân bãi thì chật hẹp, không có phòng bộ môn. Các em học sinh phải học 2 ca. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, năm 2018 nhà trường được đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất phòng hiệu bộ, phòng thư viện và 2 phòng học bộ môn. 

Năm 2020, nhà trường tiếp tục được xây dựng 1 dãy nhà 3 tầng. Nhờ đó, cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Để có đủ diện tích xây dựng, Đảng ủy, chính quyền xã và nhà trường đã tuyên truyền vận động 2 hộ dân hiến đất, trong đó có gia đình ông Lò Văn Lột. Hiện nay, trên diện tích của gia đình ông Lột hiến là hạng mục: khu hiệu bộ, phòng học bộ môn, thư viện, phòng đoàn đội và sân thể dục. Nhà trường rất phấn khởi khi được mở rộng và xây dựng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học”.

Rất nhiều cá nhân, hộ gia đình khác cũng đã không ngần ngại hiến đất xây dựng NTM. Có thể kể đến gia đình ông Hà Văn Sinh - bản Lụ 1, xã Phúc sơn hiến 885 m2 ruộng để xây dựng Trường THCS Phúc Sơn; gia đình ông Lò Văn Khôn - thôn Co Hả, xã Thạch Lương đã hiến 493 m2 đất làm đường bê tông nội thôn; gia đình ông Lò Văn Số - bản Chao Hạ 2, xã Nghĩa Lợi đã hiến 300 m2 đất để làm đường bê tông... Những cách làm sáng tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với tư duy vì lợi ích chung của chính những chủ thể NTM đã góp phần xây dựng nên những miền quê NTM đáng sống trên quê hương Nghĩa Lộ.

Thu Hạnh

Tags Nghĩa Lộ nông thôn mới lợi ích chung

Các tin khác
Mô hình nuôi gà thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế của nông dân xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.

Năm 2019, thành phố Yên Bái được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và đang từng bước tiến tới XDNTM kiểu mẫu. Đây là mục tiêu quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của địa phương. Do đó, thời gian qua, Thành ủy Yên Bái luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời trong triển khai thực hiện.

Sản phẩm Quế điếu thuốc của Hợp tác xã Quế hồi Đào Thịnh được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao.

Về thăm Đào Thịnh những ngày đầu xuân mới, chúng tôi cảm nhận rõ về một làng quê đang thay da đổi thịt. Đào Thịnh là xã đầu tiên của huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2021.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên tặng hoa chúc mừng và trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu cho thôn Đức Quân. (Ảnh: T.L)

Năm 2021, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, song cấp ủy và chính quyền xã Minh Quân, huyện Trấn Yên đã sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là chương trình xây dựng thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Lãnh đạo xã Tân Hợp (Văn Yên) cùng đoàn viên, thanh niên trong xã tu sửa đường giao thông nông thôn.

Sau 11 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đến hết năm 2021, huyện Văn Yên đã có 15/24 xã hoàn thành 19 tiêu chí XDNTM và được công nhận đạt chuẩn NTM, 2 xã hoàn thành XDNTM nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục