Yên Bình: Lan tỏa rộng khắp phong trào làm đường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/3/2023 | 7:30:16 AM

YênBái - Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, phong trào làm đường GTNT ở Yên Bình đã lan tỏa rộng khắp tới tất cả các xã, thị trấn, góp phần để Yên Bình trở thành huyện NTM thứ 2 của tỉnh trong năm 2023.

Lãnh đạo huyện Yên Bình tham gia làm đường bê tông cùng nhân dân thôn Tân Lương, xã Cảm Ân.
Lãnh đạo huyện Yên Bình tham gia làm đường bê tông cùng nhân dân thôn Tân Lương, xã Cảm Ân.

Ông Nguyễn Văn Phong, thôn Tân Lương chia sẻ: "Gia đình tôi có 50 m đất dọc tuyến đường này và khi có chủ trương của xã, thôn mở rộng đường, tôi đã bàn bạc với gia đình nhất trí chặt bỏ cây cối, dịch rào vào để con đường được mở rộng”. 

Đây là tuyến đường trong kế hoạch của chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nâng cao năm 2023. Vì vậy, ngay từ đầu năm, thôn Tân Lương đã tuyên truyền để bà con hiểu và chung tay tham gia. 

Ông Phạm Văn Thủy - Trưởng thôn cho hay: "Khi có chủ trương mở rộng tuyến đường, góp phần XDNTM nâng cao, các hộ đều phấn khởi tham gia hiến đất, đóng góp tiền của, công sức để công trình được tiến hành". 

Không chỉ xã Cảm Ân, tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã tổ chức ra quân làm đường giao thông nông thôn trong ngày 26/3 vừa qua. Trên đoạn đường đang được rải cấp phối của xã Ngọc Chấn, ông Nông Văn Huân - Chủ tịch UBND xã cho hay: "Xã đang hoàn thiện rải cấp phối 2 km đường đất tại thôn Nà Đình và mục tiêu sẽ hoàn thành trong tháng 5 tới. Trước khi có quyết định giao chỉ tiêu từ huyện, xã đã thông báo rộng rãi chủ trương làm đường trong nhân dân và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự đồng thuận”.

Tất cả 30 hộ ở thôn Tân Lương, xã Cảm Ân đều đồng thuận dịch rào hiến đất để mở rộng đường thôn từ 3 m lên 5 m, dài 560 m. Được huyện hỗ trợ 80 tấn xi măng, nhân dân đóng góp thêm trên 200 triệu đồng để hoàn thành đổ bê tông đoạn đường này.


Khi được giao chỉ tiêu kế hoạch, UBND xã chỉ đạo các thôn họp bàn kế hoạch và cách làm; đồng thời, tranh thủ những ngày thời tiết khô ráo để triển khai. Những loại vật liệu như cát, sỏi thì mua từ các đơn vị cung ứng, còn nhân dân đóng góp tiền mua vật liệu, thuê máy móc để làm. Cách làm này được nhân dân đồng thuận rất cao. 

Đảng ủy, UBND và các tổ chức, đoàn thể quyết liệt triển khai sớm nên bà con rất hào hứng. Những tuyến đường GTNT liên tổ dân phố và các khu dân cư hoàn thành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, phát triển kinh tế của nhân dân.

Theo đồng chí An Hoàng Linh - Bí thư Huyện ủy Yên Bình, để thực hiện hiệu quả đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 đã được tỉnh phê duyệt, huyện đã có kế hoạch cụ thể để triển khai đến các xã, thị trấn. Đồng thời, huyện phấn đấu trong năm 2023 thực hiện kiên cố hóa 80 km đường; trong đó, có 20 km đường có bề mặt rộng 5 m. Các phòng, ban của huyện trực tiếp làm việc với các xã, thị trấn, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Huyện cũng đẩy mạnh phong trào làm đường GTNT trong "Ngày thứ Bảy cùng dân”; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng đường GTNT để các địa phương khác học tập. 


Với nhiều cách làm hay, linh hoạt, hiệu quả, ngay trong đợt 1 năm 2023, huyện Yên Bình đã nâng cấp, mở rộng, mở mới đường đất và cứng hóa trên 70 km đường GTNT liên thôn, xã tại 22 xã, thị trấn. Cụ thể, đường thôn Đèo Thao, xã Tân Nguyên 300 m; thôn Nà Đình, xã Ngọc Chấn 2.000 m; đường thôn Tích Chung - làng Hùng, xã Cảm Nhân 900 m; thôn Ngòi Giàng, xã Bạch Hà trên 1.000 m; thôn Ngòi Chán, xã Bảo Ái 1.800 m…  

Các xã, thị trấn thực hiện mở rộng mặt đường (từ 3 m lên 5 m) được trên 12 km, đổ bê tông mới trên 49 km, mở mới gần 10 km đường đất. Nguồn vốn đầu tư đạt trên 40 tỷ đồng cho các công trình; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 10 tỷ đồng, ngân sách huyện trên 4,3 tỷ đồng, còn lại huy động nhân dân các nguồn vốn hợp pháp khác. 

Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân, phong trào làm đường GTNT ở Yên Bình đã lan tỏa rộng khắp tới tất cả các xã, thị trấn, góp phần để Yên Bình trở thành huyện NTM thứ 2 của tỉnh trong năm 2023.

Minh Huyền

Tags Yên Bình dân đồng thuận giao thông nông thôn xây dựng nông thôn mới

Các tin khác
Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trồng rừng gỗ lớn, góp phần bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân (ND) trồng và mở rộng diện tích rừng gắn với xây dựng tín chỉ carbon, góp phần mang lại môi trường sống xanh cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục