Trạm Tấu quan tâm nâng cao đời sống tinh thần của người dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/7/2023 | 9:25:57 AM

YênBái - Nổi bật trong các hoạt động thời gian qua là huyện đã tổ chức và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt là các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống nhằm phát huy các giá trị văn hóa bản sắc các dân tộc của địa phương.

Cán bộ, công chức, viên chức Trạm Tấu thực hiện tốt văn hóa công sở, hình thành phong cách ứng xử, lẻ lối làm việc chuẩn mực đối với đồng nghiệp và nhân dân.
Cán bộ, công chức, viên chức Trạm Tấu thực hiện tốt văn hóa công sở, hình thành phong cách ứng xử, lẻ lối làm việc chuẩn mực đối với đồng nghiệp và nhân dân.

Là một trong những huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của cả nước, thời gian qua, cùng với quan tâm nâng cao sự hài lòng về điều kiện kinh tế - vật chất, chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, môi trường sống, huyện Trạm Tấu đã đặc biệt quan tâm nâng cao sự hài lòng về đời sống xã hội, tinh thần, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân trên địa bàn.

Trạm Tấu chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa, huyện còn tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng các khu vui chơi, giải trí trong cộng đồng khu dân cư; đổi mới hoạt động của các đội văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ thể dục thể thao... tại các thôn, bản, tổ dân phố tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Đồng thời động viên các văn nghệ sỹ sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật ca ngợi quê hương Trạm Tấu và các nội dung liên quan đến sự hài lòng, hạnh phúc của người dân.

Theo bà Dương Phương Thảo - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trạm Tấu, huyện còn thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022- 2025, định hưởng đến năm 2030", Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2022-2025, định hưởng đến năm 2030. Trong đó quan tâm bố trí từ ngân sách Nhà nước và vận động từ nhân dân đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp các di tích lịch sử văn hóa, lập hồ sơ khoa học đề nghị Lễ hội Gầu Tào, vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, khôi phục các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông, Lễ hội Xuống Đồng dân tộc Thái, Lễ hội Cầu Mùa của đồng bào dân tộc Khơ Mú... 

Bên cạnh thực hiện tốt Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dụng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; tiếp tục thực hiện tiêu chí "Xã, thị trấn hạnh phúc"; bộ tiêu chí "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hạnh phúc" và áp dụng tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, Trạm Tấu đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong nâng cao sự hài lòng về đời sống xã hội, tinh thần cho người dân.

Theo đó, ngành giáo dục - đào tạo thực hiện có hiệu quả mô hình "Trường học hạnh phúc", phấn đấu năm 2023 có 14/27 trường học hạnh phúc, đạt 50% tổng số trường mầm non, phổ thông; thực hiện miễn, giảm học phí phù hợp cho từng đối tượng, từng vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng sâu, vùng xa được tham gia học tập; chủ động nghiên cứu và thực hiện các giải pháp cần thiết để hỗ trợ học sinh, giáo viên khi không được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước tại các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo duy trì ổn định, nền nếp việc học tập và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

Ngành y tế nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; chủ động kiểm soát cổ hiệu quả các dịch bệnh. Tiếp tục đầu tư trung thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động; quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa bệnh từ xa, triển khai mở rộng bệnh án điện tử trên địa bàn… nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm cung cấp dịch vụ chất lượng cao theo nhu cầu xã hội, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. 

Bác sỹ Chuyên khoa I Đinh Thị Minh Luyện - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu cho biết: Trung tâm gắn thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả y tế dự phòng với đổi mới hệ thống y tế cơ sở, phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh phong trào thi đua "Bác sỹ tận tâm - Bệnh nhân hạnh phúc”, hướng tới tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt trên 90%”.

"Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, triển khai thực hiện bộ tiêu chỉ xã, thị trấn đạt chuẩn "Chính quyền thân thiện”; thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người dân ở địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng phục vụ trong các lĩnh vực: giảm nghèo, văn hóa, y tế, giáo dục… với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực chính là nâng cao sự hài lòng về đời sống xã hội, tinh thần, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân trên địa bàn" - ông Khang A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu khẳng định.

Năm 2023, Trạm Tấu phấn đấu toàn huyện giảm 6,5% hộ nghèo; tuổi thọ trung bình của người dân Trạm Tấu đạt 67,4 tuổi (tăng 0,2 tuổi so với năm 2022), trong đó số năm sống khỏe tối thiểu 60,7 năm; chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 55%...

Thành Trung

Tags Trạm Tấu hài lòng đời sống tinh thần hạnh phúc tuổi thọ môi trường sống

Các tin khác
Hội viên Chi hội Cựu chiến binh thôn Đào Kiều 1 và nhân dân tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm tạo cảnh quan sạch đẹp.

Xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đang thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mục tiêu phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân trong xã năm 2024 đạt 74% trở lên; trong đó chỉ số hài lòng về cuộc sống đạt 61%, chỉ số hài lòng về tuổi thọ trung bình đạt 81%, chỉ số đánh giá tác động của môi trường nơi đang sinh sống 68%.

Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục