Đòn bẩy cho chứng khoán thế giới
- Cập nhật: Thứ năm, 20/9/2007 | 12:00:00 AM
0,5% là mức cắt giảm lãi suất được FED thông qua trong cuộc họp định kỳ ngày 18/9, cao hơn hẳn dự báo của các nhà kinh tế.
Ngày 19/9, các thị trường chứng khoán ở châu Á đều tăng điểm mạnh, trừ Trung Quốc.
|
Động thái này đánh dấu một bước ngoặt lớn trên thị trường tài chính - ngân hàng của Mỹ và được xem là động lực lớn để chứng khoán toàn cầu có một phiên giao dịch “cất cánh”.
Đến cuối phiên giao dịch ngày 18/9, Dow Jones tăng 336 điểm (2,5%) lên mức 13.739,39 điểm. Đây là biên độ dao động tăng lớn nhất trong một ngày của Dow kể từ 15/10/2002. S&P 500 cũng thêm 2,9%. Chỉ số công nghiệp nặng Nasdaq cũng lên 2,7%, Russell 2000 thêm gần 4%.
Giá dầu thô lại tiếp tục tăng cao. Tại New York, vào cuối phiên giao dịch ngày 18/9, giá dầu thô giao tháng 10 tăng thêm 94 cent/thùng lên mức 81,51 USD/thùng. Giá vàng cũng tăng lên mức cao nhất trong 27 năm qua. Theo Stuart Hoffman, chuyên gia kinh tế trưởng của PNC Financial Services Center, từ nay đến cuối năm, FED sẽ còn cắt giảm lãi suất thêm 0,25% hoặc 0,5% nữa.
Lần cuối cùng FED cắt giảm lãi suất trước đây là vào tháng 6/2003. Khi đó, lãi suất đồng USD giảm xuống mức 1%, mức thấp nhất trong vòng 45 năm. Đó là lần thứ 13 FED cắt giảm lãi suất kể từ năm 2001, khi cơ quan này nỗ lực bảo vệ nền kinh tế trước sự vỡ tung của tình trạng bong bóng công nghệ, cuộc tấn công khủng bố 11/9 và cuối cùng sự suy thoái của kinh tế Mỹ.
Sau một năm duy trì lãi suất ở mức thấp, từ tháng 6/2004, FED lại bắt đầu tăng lãi suất nhằm kiềm chế các áp lực lạm phát. Sau 7 lần liên tục tăng lãi suất, FED dừng lại ở mức 5,25% trước lần cắt giảm hôm 18/9 này.
Các thị trường chứng khoán ở châu Á đều tăng điểm mạnh, trừ Trung Quốc. Tại Hồng Kông, Hang Seng tăng đến 977,79 điểm (3,98%), đạt 25.554,64 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc lên 64,04 điểm (3,48%) đạt 1.902 điểm, KRX tăng 143,82 điểm (3,89%), lên mức 3.843,69 điểm.
Chứng khoán Nhật Bản có bước leo dốc lớn nhất trong năm.
Cùng xu hướng với Mỹ và châu Á, chứng khoán của châu Âu cũng có mức lên điểm kỷ lục nhất trong một năm qua. Vào lúc mở cửa, các chỉ số quốc gia tăng mạnh tại 17 thị trường châu Âu. FTSE 100 của thêm 2,5%. CAC của Pháp thêm 2,7%. Và Dax của Đức tăng 2%.
Đầu giờ sáng ngày 19/9, chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của châu Âu tăng 7,8 điểm (2,15%) lên mức 375,47 điểm, mức tăng lớn nhất từ tháng 5/2006. Chỉ số quốc tế Morgan Stanley, một hàn vũ biểu của thị trường tài chính thế giới, tăng 1,7% lên đến 1.606,46 điểm. Ngày 19/9, các trái phiếu doanh nghiệp tại châu Âu được đánh giá là có mức rủi ro thấp nhất trong hai tháng.
(Theo Thời báo Kinh tế)
Các tin khác
Cùng với nhiều tín hiệu tốt trong nước và việc TTCK thế giới hồi phục mạnh trong phiên vừa qua, cổ phiếu lớn nhỏ trên sàn chứng khoán TP.HCM đồng loạt tăng mạnh, kéo chỉ số VN-Index lên sát 950 điểm.
Trái với phiên giao dịch cuối tuần, kết thúc phiên giao dịch hôm nay, số mã giảm giá chiếm áp đảo với 50 mã. Chung cuộc chỉ số Vn-Index vẫn tăng thêm 4,28 điểm, đóng cửa ở mức 934,74 điểm. Chỉ số Hastc-Index tăng thêm 2,33 điểm.
Từng “làm mưa làm gió” trên thị trường OTC, cổ phiếu (CP) các ngân hàng thương mại cổ phần giờ đây đang bước vào một giai đoạn xuống giá nhất từ trước đến nay. So với thời đỉnh cao đầu năm 2007, CP ngân hàng đã giảm giá tới 70% trên thị trường OTC.
Những dự đoán lạc quan về thị trường được các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước công bố; các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tích cực mở rộng đầu tư; các doanh nghiệp niêm yết đạt kết quả kinh doanh tốt... thế nhưng, xu thế chủ đạo của thị trường vẫn là sụt giảm.