Sức sống mới từ một nghị quyết ở Đảng bộ Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/1/2012 | 9:38:15 AM

Những năm gần đây, Huyện ủy Trấn Yên đã bám sát thực tế của địa phương để xây dựng và tổ chức thực hiện tất cả các nghị quyết về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên kiểm tra tình hình sản xuất cây vụ đông ở xã Minh Tiến.
Đồng chí Triệu Tiến Thịnh - Bí thư Huyện ủy Trấn Yên kiểm tra tình hình sản xuất cây vụ đông ở xã Minh Tiến.

Bí thư Huyện ủy Trấn Yên Triệu Tiến Thịnh trực tiếp đưa chúng tôi đi cơ sở để thấy được hình ảnh sống động về kết quả đạt được trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương thời gian gần đây.

Điều kỳ diệu là trong những ngày đông tháng giá mà hầu hết diện tích đất canh tác các xã nằm hai bên sông Hồng là Nga Quán, Kiên Thành, Báo Đáp, Minh Tiến, Đào Thịnh, Quy Mông… như được trải thảm xanh của bắp cải, su hào, lạc, rau, đậu…

 Dừng chân ở thôn 9 xã Kiên Thành, trước mắt chúng tôi là những cánh đồng trồng dâu được quy hoạch cẩn thận, hàng nối hàng thẳng tăm tắp. Đúng thời điểm tằm ăn rỗi, nhà anh Nguyễn Ngọc Sơn chật kín toàn tằm với kén, kén đang phân loại, kén đủ tiêu chuẩn chở đến cơ sở chế biến…

Anh Sơn xởi lởi: “Đây là năm thứ 3, người trồng dâu nuôi tằm thấy được hiệu quả kinh tế từ cách làm này. Nhờ có sự hỗ trợ về giống và phân bón nên đến nay toàn xã đã có 180 hộ trồng dâu nuôi tằm, với trên 30 ha diện tích trồng dâu và khâu nối của huyện với doanh nghiệp về tận nơi bao tiêu sản phẩm; kỹ thuật trồng dâu và nuôi tằm do Ban quản lý dâu tằm hướng dẫn, vì vậy nông dân yên tâm đầu tư thâm canh".

Được biết, trong thời gian 45 ngày, mỗi sào dâu nuôi được 2 vòng tằm, mỗi vòng tằm cho sản lượng 18kg kén với giá bán bình quân 100 nghìn đồng/kg thì một sào dâu sau 45 ngày sẽ cho thu nhập trên 4 triệu đồng. Trừ hết chi phí một sào dâu một năm cho thu nhập trên 25 triệu đồng. Điều đáng mừng nhất là khi thu hoạch người dân chỉ cần nhấc điện thoại lên “a lô”,  khoảng 1 tiếng sau là doanh nghiệp đến tận nhà mua luôn. 

Đó là một trong những minh chứng cho việc bám sát thực tiễn cuộc sống để xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Huyện ủy Trấn Yên.  Những mâu thuẫn từ thực tiễn sản xuất được Huyện ủy tập trung trí tuệ, tính toán đường đi nước bước kỹ lưỡng để rồi nghị quyết về chương trình phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ra đời.

Chủ trương đúng lại có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất cao của cấp ủy Đảng và chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt nhờ có các giải pháp cụ thể về tài chính, tổ chức, kỹ thuật đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đã quyết định sự thắng lợi của nghị quyết.

Kết quả nổi bật mang lại từ Nghị quyết này là cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch đúng hướng. Chủ trương chuyển đổi diện tích lúa ở vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, mô hình lúa - cá, tăng diện tích trồng tre măng Bát Độ, diện tích trồng dâu nuôi tằm, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế, chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp, xây dựng cánh đồng và hộ có thu nhập cao được thực hiện tốt. Qua chuyển đổi đất đai, mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại thu nhập cho nông dân hàng chục tỷ đồng.

Vào thời điểm này, một trong những nhiệm vụ được Huyện ủy Trấn Yên tập trung chỉ đạo là nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại và xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ điều kiện có ý nghĩa tiên quyết phải có sự bắt tay chặt chẽ của “bốn nhà, trong đó huyện có chính sách hỗ trợ, có bộ máy chỉ đạo, tuyên truyền nhất là ráp nối giúp các bên ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với những cây trồng, vật nuôi đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, có thị trường tiêu thụ ổn định, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương như tre măng Bát Độ, dâu tằm… được huyện khuyến cáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân rộng...

Vẫn biết còn bao khó khăn và thách thức nhưng với những thành quả đã đạt được, hy vọng Trấn Yên tiếp tục chuyển hóa có hiệu quả các nguồn lực tạo thành thế và lực mới làm hành trang bước vào mùa xuân mới.

Quang Thiều

Các tin khác
Nông dân xã Tân Hợp sơ chế sản phẩm quế vỏ.

YBĐT - Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Tân Hợp, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, phát huy có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương để xóa đói giảm nghèo.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, qua 3 năm triển khai, đến nay bộ tiêu chí xây dựng và công nhận nông thôn mới (NTM) đã bộc lộ 7 tiêu chí không phù hợp, khó thực hiện và cần phải sửa đổi gồm: thu nhập, cơ cấu lao động, nhà ở dân cư, hệ thống thủy lợi, chợ nông thôn, môi trường và hợp tác xã tự quản.

Một góc thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Thanh Thủy)

YBĐT - UBND thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) vừa ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Nghĩa Lộ chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Phiên giao dịch đầu tháng 7, giá chứng khoán tăng mạnh đến 10,2 điểm, chỉ số VN-Index vượt xa ngưỡng 400 điểm, đạt mức 409 điểm. Đây là phiên phục hồi mạnh nhất sau một thời gian dài trồi sụt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục