Nguồn lực mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/1/2013 | 9:02:09 AM

YBĐT - Những cánh đồng ngô đông đang vào vụ thu hoạch, hàng chục ha rau màu an toàn bên vành đai sản xuất lúa hàng hóa, kênh mương nội đồng được đầu tư, đường vào các thôn bản được bê tông hoá, nước sạch chạy về các bản làng..., đó là bức tranh nông thôn mới sau hơn một năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên đất quế Văn Yên.

Được sự hỗ trợ giống, phân bón, gia đình chị Phạm Thị Liên xã Đông Cuông đã trồng được 2 sào cà chua cho năng suất cao.
Được sự hỗ trợ giống, phân bón, gia đình chị Phạm Thị Liên xã Đông Cuông đã trồng được 2 sào cà chua cho năng suất cao.

Dọc tuyến đường từ thị trấn Mậu A đến vùng Đại - Phú – An, tới xã vùng cao Viễn Sơn, Đại Sơn hay ngược Mậu Đông, Đông An, An Bình những ngày đầu năm mới 2013 bà con nông dân hồ hởi tấp nập làm đường giao thông nông thôn; dưới cánh đồng, người dân cần mẫn bên những ruộng cà chua, rau xanh. Những cánh đồng trước đây để hoang hóa cả một mùa đông giá rét nay như hồi sinh trở lại bởi màu xanh của cây màu vụ đông.

Ông Khổng Giang Lam - Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện phấn khởi nói: “Sản xuất nông, lâm nghiệp Văn Yên đã và đang có sự chuyển biến rõ nét từ tư duy tới hành động. Người dân sản xuất không chỉ lấy lương thực mà đã biết tính toán và sản xuất ra hàng hóa có thị trường, có giá trị để làm thước đo. Chỉ cánh đây 5 năm, huyện còn chưa biết làm cách nào để xây dựng và phát triển được những cách đồng có thu nhập 60 triệu đồng/ha thì nay đã có những cánh đồng đạt từ 100 đến 120 triệu đồng/ha. Cá biệt có những mô hình đã đạt tới 200-300 triệu đồng/ha, thậm chí còn hơn nữa. Tất cả những thành quả đó có được từ khi thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về “tam nông” nhất là chương trình xây dựng NTM và nhận được sự đồng thuận cao của toàn hệ thống chính trị và người dân”.

 Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của địa phương đã có nhiều chuyển biến nhưng nhìn tổng thể Văn Yên vẫn là huyện nghèo vì điểm xuất phát thấp. Qua rà soát, đánh giá theo Bộ tiêu chí NTM thì trong 26 xã, thị trấn chỉ có 6 xã đạt trên 7 tiêu chí, 13 xã đạt dưới 6 tiêu chí, 7 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trước thực trạng đó, Văn Yên đã tiến hành rà soát lại các công trình, hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn và lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp, trước hết ưu tiên xây dựng, cải tạo các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở các xã, thôn, bản.

Đồng thời đổi mới căn bản về thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, giá trị trên mỗi ha canh tác, hướng tới xây dựng cánh đồng thu nhập trên 100 triệu đồng/ha; xây dựng các làng nghề, ngành nghề thủ công... Bằng quyết tâm, nỗ lực, đến nay 100% số xã đã phê duyệt xong đồ án, đề án, trong đó có 6 xã (Đại Phác, Yên Hưng, Đông Cuông, Đông An, Xuân Ái, Yên Phú) được xác định đến năm 2015 hoàn thành các tiêu chí NTM.

Trong xây dựng NTM, Văn Yên chọn cho mình hướng đi riêng. Huyện xác định xã nào, địa phương nào có thế mạnh, thuận lợi gì thì làm trước chứ không gò bó, rập khuôn. Xã Đại Phác ưu tiên  thực hiện giải pháp phát triển mạng lưới giao thông và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa thị trường.

Chỉ trong hơn một năm, các nhà văn hóa từ xã đến thôn đã được xây dựng khang trang; nhân dân làm được trên 4km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí trên 6,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 2,6 tỷ đồng; quy hoạch và sản xuất trên 20ha lúa giống phục vụ sản xuất, hỗ trợ vận động 200 hộ dân xây dựng làm nhà vệ sinh và xây dựng các mô hình trồng cây màu vụ đông.

Cùng với Đề án phát triển giao thông nông thôn, trong năm nhân dân các dân tộc trong huyện đã góp công, góp của làm được 17km đường liên xã, 104km đường liên thôn bản, cứng hóa đường giao thông nông thôn được 32km, tổng giá trị thực hiện đạt trên 63 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 18 tỷ đồng. Văn Yên cũng đã thực hiện thí điểm hỗ trợ sản xuất tại các xã Đại Phác, Đông An, Yên Hưng, Đông Cuông trong đó tập trung trồng 20ha khoai tây, thực hiện mô hình nuôi cá thương phẩm, mô hình trồng rau màu, mô hình trồng dâu nuôi tằm với tổng kinh phí hỗ trợ gần 700 triệu đồng.

Chị Phạm Thị Liên, thôn Sân Bay, xã Đông Cuông cho biết: Cà chua không phải là cây trồng mới nhưng trồng trong vụ đông thì đây là lần đầu tiên gia đình tôi làm. Khi chưa thu hoạch lúa mùa đã thấy cán bộ xã, thôn và cán bộ khuyến nông đến vận động gia đình tham gia dự án trồng cà chua vụ đông, hộ tham gia được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, phân bón và được hướng dẫn kỹ thuật. Lúc đầu gia đình cũng ngại vì sợ thất bại nhưng đến nay hơn 2 sào cà chua trồng tốt bời bời, từ đầu vụ đến giờ đã thu ba đợt được 1,5 tấn quả, từ nay đến cuối vụ thu hai đợt nữa chắc chắn đạt không dưới 1 tấn quả.

Với giá bán hiện tại là 17 ngàn đồng/kg tại nhà, bình quân cả vụ là 13 ngàn đồng/kg, gia đình thu được 19 triệu đồng/2 sào đất trong 3 tháng, đây là con số nằm mơ cũng không thấy. Trồng cà chua không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn dễ trồng, chỉ có điều là trồng cà chua cũng như nuôi con mọn, ngày nào cũng phải có mặt trên ruộng, khi thấy sâu bệnh là phải xử lý ngay. Hiệu quả thế này vụ sau gia đình tiếp tục trồng và mở rộng thêm diện tích lên 4 sào - chị Liên cho biết thêm.

 Không chỉ hình thành những tư duy mới trên đồng ruộng mà ngay cả trong chăn nuôi cũng đã có nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.

Từ cơ sở hạ tầng không ngừng được xây dựng, chỉnh trang đến những tư duy mới, ý thức mới của người dân, sự hiệu quả của các chương trình hỗ trợ sản xuất đã và đang tạo một nguồn lực mạnh mẽ trong xây dựng NTM trên vùng đất quế.

Thanh Phúc 

Các tin khác
Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra công tác phát triển GTNT tại xã Châu Quế Hạ.

Những năm qua, với sự đồng lòng, chung sức của người dân, mỗi năm trên địa bàn huyện Văn Yên có hàng trăm ki-lô-mét đường liên thôn, bản, nội đồng được cứng hóa, góp phần từng bước hoàn thiện hạ tầng GTNT, tạo thuận lợi cho đi lại, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục