Gia Lai náo nức ngày hội văn hóa truyền thống

  • Cập nhật: Chủ nhật, 16/3/2014 | 8:40:24 PM

Lễ mừng chiến thắng cổ truyền của dân tộc Ba Na được phục dựng đã thu hút đông đảo du khách và người dân trong tỉnh.

Lễ mừng chiến thắng cổ truyền của người Ba Na.
Lễ mừng chiến thắng cổ truyền của người Ba Na.

Nhân kỷ niệm 39 năm giải phóng Gia Lai (17/3/1975 - 17/3/2014) và tiếp tục chương trình hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, ngày 16/3, Sở VH,TT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức nhiều chương trình văn hóa đặc sắc.

Lễ mừng chiến thắng cổ truyền của dân tộc Ba Na đã được bà con làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ phục dựng tại sân Bảo tàng tỉnh Gia Lai, thu hút đông đảo du khách và người dân trong tỉnh.

Già làng Srươnh cho biết, đây là một trong những lễ hội lớn nhất trong hệ thống các lễ hội của người Ba Na, có nguồn gốc từ thời xa xưa, khi các cộng đồng còn xảy ra chiến tranh với nhau. Sau khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, bà con tổ chức một lễ mừng chiến thắng rất lớn.

Từ đó đến nay, bà con sống trong hòa bình, tự do nên lễ hội này không còn được tổ chức. Dịp này, nhân kỷ niệm 39 năm giải phóng tỉnh và hưởng ứng năm du lịch Quốc gia, lễ mừng chiến thắng lại được tái hiện, khiến bà con rất phấn khởi.

“Làng Jun hôm nay được tỉnh mời đi diễn, bà con mừng lắm. Lễ mừng chiến thắng năm nay, bà con biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca, đánh đàn T’rưng, đi cà kheo đều tốt. Bà con vui lắm, cảm ơn tỉnh”, Già làng Srươnh nói.

Không kém phần hấp dẫn là Liên hoan tượng gỗ và điêu khắc dân gian, với hơn 50 nghệ nhân tham dự. Các loại tượng nhà mồ, tượng trang trí nhà rông được các nghệ nhân cố gắng thể hiện một cách nhanh nhất và sống động, có hồn nhất.

Từ tượng người đi lấy nước, tượng người khóc, người chia cơm lam, người đánh trống… đều mang trạng thái cảm xúc rất đặc thù, khiến người xem cảm nhận được những sinh hoạt quen thuộc diễn ra hàng ngày trong đời sống của bà con.

Tham dự liên hoan, nghệ nhân tạc tượng Ksor Krô, dân tộc Ja Rai ở làng Ngó 4, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai cho biết: “Sau 10 năm, 20 năm làm lễ bỏ mả mới tạc tượng nhà mồ này. Sau đó tiến hành sửa sang, tu bổ lại nhà rông… đấy là những tập quán xưa để lại, mọi người luôn ghi nhớ và lưu giữ và làm theo”.

Cũng trong ngày, Sở VH,TT&DL tỉnh Gia Lai tổ chức triễn lãm ảnh nghệ thuật “Vùng đất – con người Gia Lai và Tây Nguyên”. Triển lãm trưng bày 126 ảnh của 19 tác giả là các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp có tác phẩm về Gia Lai - Tây Nguyên.

Triển lãm đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem. Sau triển lãm, những tác phẩm có giá trị về nghệ thuật, lịch sử, văn hóa sẽ được chọn để bổ sung vào bộ sưu tập hình ảnh, hiện vật của Bảo tàng tỉnh Gia Lai.

Các hoạt động lễ hội của bà con Gia Lai đã góp phần tạo nên một ngày hội thực sự, mừng 39 năm giải phóng tỉnh Gia Lai và thiết thực hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên-Đà Lạt 2014.

(Theo VOV) 

Các tin khác
Hàng nghìn du khách thập phương về dự lễ hội.

Lễ hội Tây Thiên không chỉ là một lễ hội du lịch mà còn giáo dục truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam.

Làng Vạn Phúc vừa đón nhận Quyết định công nhận kỉ lục Việt Nam “Làng nghề dệt Lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỉ lục Việt Nam trao tặng theo giấy xác lập kỉ lục số 1485/KLVN/2014 chính thức từ ngày 14/2/2014.

Mực có rất nhiều cách để chế biến, nhưng đơn giản nhất là cho lên bếp than hồng nướng khi vừa bắt được từ dưới biển, rất thơm ngon.

Vào mùa hè, Cửa Lò, Nghệ An là nơi luôn hấp dẫn du khách không chỉ bởi các loại hình du lịch văn hóa, từ vạn chài sông nước đến các di tích lễ hội độc đáo mà còn nổi tiếng bởi những món đặc sản.

UBND TPHCM chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương thực hiện Đồ án quy hoạch Công viên Sài Gòn Safari, huyện Củ Chi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục