Yên Bình đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/4/2014 | 8:56:13 AM

YBĐT - Yên Bình là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn, đặc biệt, hồ Thác Bà là danh thắng cấp quốc gia với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều điểm du lịch tâm linh như: đền Thác Bà, đình Khả Lĩnh.

Đẩy mạnh phát triển dụ lịch cộng đồng là hướng đi đúng đắn trong phát triển du lịch ở Yên Bình.
Đẩy mạnh phát triển dụ lịch cộng đồng là hướng đi đúng đắn trong phát triển du lịch ở Yên Bình.

Yên Bình cũng là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa đặc sắc và nhiều lễ hội truyền thống. Đây là những lợi thế để Yên Bình phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái kết hợp với lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc.

Trong những năm qua, hoạt động du lịch của huyện đã có nhiều đổi mới, hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư xây dựng. Các cơ sở du lịch, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Toàn huyện hiện có trên 20 nhà nghỉ, khách sạn, 3 doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch.

Các khu và điểm du lịch đã được hình thành và đưa vào khai thác như: du lịch hồ Thác Bà với các điểm: động Thủy Tiên, động Xuân Long, Nhà máy Thủy điện Thác Bà, đền Mẫu Thác Bà, điểm du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Ngòi Tu (xã Vũ Linh)… đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.

Tuy nhiên, hoạt động phát triển du lịch của huyện còn mang tính tự phát, chưa có sự đầu tư của Nhà nước, kết quả đạt được từ hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao. Điểm du lịch cộng đồng tại thôn Ngòi Tu là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách quốc tế, song các hoạt động du lịch còn nghèo nàn, manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Khu du lịch Tân Hương mới được đầu tư về hạ tầng giao thông, song việc đầu tư còn dở dang, kéo dài nên chưa thu hút được du khách. Bên cạnh đó, trình độ năng lực của những người làm du lịch địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu, các sản phẩm du lịch chưa phong phú, công tác quảng bá chưa đồng bộ và thiếu tính chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển du lịch, trọng tâm là phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần chuyển dịch, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương… là mục tiêu Yên Bình hướng đến thông qua đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Theo đó, Yên Bình tập trung nâng cấp và đầu tư xây dựng các điểm du lịch cộng đồng hiện có tại các xã: Vũ Linh, Phúc An, Xuân Lai..., quan tâm khôi phục, phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thành lập thêm một số hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, từng bước xây dựng huyện thành một trong những trung tâm du lịch của tỉnh; phấn đấu từ nay đến năm 2015, toàn huyện đón trên 5.000 lượt khách/năm, khoảng 700 lao động thường xuyên tham gia vào các hoạt động du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 1,5 tỷ đồng/năm.

Để thực hiện được mục tiêu này, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với các hoạt động du lịch, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý kịp thời những sai phạm, thiếu sót xảy ra trong hoạt động du lịch, hình thành các nhóm, các hợp tác xã tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch như dịch vụ vận tải đường thủy, đường bộ, biểu diễn văn nghệ, dịch vụ tắm thuốc nam, làm đồ thủ công mỹ nghệ; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác tìm hiểu, khảo sát; tập trung quy hoạch xây dựng các điểm tour, tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh và phát triển các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế của huyện.

Trong đó, tập trung phát triển các loại hình du lịch hướng tới cộng đồng dân cư, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống; chú trọng bố trí các nguồn lực đầu tư cho xây dựng, nâng cấp các điểm du lịch và đào tạo nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch; hướng dẫn người dân địa phương về nghệ thuật chế biến món ăn truyền thống gắn với các tour, tuyến du lịch, phấn đấu trong thời gian tới đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Hà Anh

Các tin khác
Bảo tàng Ba Tơ còn lưu giữ nhiều hiện vật mang đậm chất văn hóa H’Rê.

Cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 30km, từ ngã tư Thạch Trụ (huyện Mộ Đức) theo hướng tây quốc lộ 24 khoảng 29km, chúng tôi đặt chân đến trung tâm huyện Ba Tơ.

Thịt xiên nướng lá móc mật.

Từ xưa, đồng bào vùng cao ở Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn đã phát hiện lá móc mật có khả năng làm tăng vị ngọt và độ bùi của thịt heo, gà vịt… và sử dụng chúng chế biến thành những món ăn hấp dẫn, đặc trưng.

Trong hai ngày 5 và 6/4/2014, tại thị trấn Sa Pa; Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel phối hợp cùng Ủy ban Dân tộc miền núi và Tỉnh Lào Cai tổ chức lễ hội văn hóa “Sắc Xuân Tây Bắc”. Đây cũng là sự kiện kỷ niệm 1 năm ra mắt Bộ tính năng Tomato Buôn làng mà Viettel phát triển dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thịt cừu nướng ăn kèm với khoai tây chiên.

Vừa ngắm biển xanh, vừa thưởng thức những miếng thịt cừu thơm ngon là một trải nghiệm mà du khách không nên bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Ninh Thuận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục