Bánh ngải của người Tày ở xứ Lạng

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/12/2014 | 7:55:09 AM

Món ăn được sử dụng trong các dịp cỗ bàn, lễ tết và được coi như một vị thuốc quý của người dân vùng đất nhiều núi thấp và đồi này.

Thoạt nhìn, bánh ngải cứu của người Tày có hình dáng khá giống với món bánh dày của người dân tộc Kinh, tuy nhiên thay bằng màu trắng thì chiếc bánh lại có màu xanh, bóng nhẫy trông rất tươi mát.
Thoạt nhìn, bánh ngải cứu của người Tày có hình dáng khá giống với món bánh dày của người dân tộc Kinh, tuy nhiên thay bằng màu trắng thì chiếc bánh lại có màu xanh, bóng nhẫy trông rất tươi mát.

Theo lời của những người phụ nữ Tày, do khí hậu Lạng Sơn quanh năm mát mẻ nên ngải cứu mọc nhiều trong vườn nhà, không phải chăm sóc nhiều, chỉ cần tưới nước là đã lên xanh tốt.

Loài cây này thường cao ngang ngực người, lá non xanh và có mùi thơm, ít vị đắng. Người dân bản địa xếp ngải cứu vào danh sách những thứ rau để ăn hàng ngày và là nguyên liệu để làm bánh trong ngày nông nhàn. Nhiều người đã nhìn vào cách một người phụ nữ Tày làm bánh ngải để đoán biết được độ khéo léo của họ.

Bánh ngải làm không khó, nhưng phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Ngải cứu sau khi hái về được rửa sạch, luộc qua với nước vôi để giữ màu xanh tươi, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cắt nhỏ, cho vào chảo xao lên. Khi xao phải chú ý cho lửa vừa phải và dùng đũa đảo đều. Rang qua ngải như vậy sẽ giúp ngải cứu bớt đi vị đắng.

Sau khi ngải cứu đủ độ khô, người ta sẽ bắc ra rồi trộn cùng gạp nếp để đồ thành xôi. Gạo nấu xôi thường dùng nếp nương, không lẫn gạo tẻ hay thóc, vo sạch ngâm kỹ trong 6-8 tiếng.

Khi xôi chín, người ta dàn xôi thành một lượt cho nguội bớt mới đem vào cối đá, giã cho đến nhuyễn thành thứ bột sánh, mịn và dẻo quạnh. Theo phong tục của người Tày công việc giã xôi là công việc của nam giới. Trong khi đàn ông Tày giã xôi, phụ nữ trong nhà sẽ chuẩn bị nhân bánh gồm vừng đen giã nát trộn cùng đường phên đun thành mật.

Các mẹ, các mẹ sẽ lo công đoạn ngồi nặn bánh. Khi chiếc bánh hoàn chỉnh, người ta sẽ quét một lớp mỡ lợn bên ngoài cho bánh không dính vào nhau, có thể bọc lá chuối hoặc không để hấp cách thủy sơ qua mới ăn.

500-350-mon-ngon-viet-nam-co-k-7105-8858

Bánh ngải là món ăn chay nên được làm nhiều vào dịp tết Thanh Minh. Khi ăn chấm cùng đường phên cùng hạt kê rang vàng, giã nhỏ.

Bánh ngải cứu của người Tày có hương vị thơm dẻo của bột nếp, điều đặc biệt là ngải cứu không còn vị đắng, dễ ăn, mát và không ngấy. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi dẻo của nếp, ngọt của nhân và hơi tê tê vị của lá ngải rất lạ miệng. Không chỉ là món ăn bình dị, đậm chất quê, bánh ngải được nhiều người tin dùng như một vị thuốc giúp điều hòa khí huyết, an thai, chống đau đầu, cảm cúm...

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Khách du lịch tham quan Cố đô Huế.

Ngày 22/12 tại thành phố Huế, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức triển khai Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình kích cầu du lịch nội địa "Người Việt Nam du lịch Việt Nam- mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc".

Một góc khu chợ Giáng Sinh ở Nuremberg.

Giáng Sinh ở phương Tây có một nét truyền thống đặc trưng đã kéo dài suốt hơn 4 thế kỷ qua: chợ Giáng sinh. Tuy nhiên, nếu như những đất nước khác chỉ có một vài chợ chính nổi tiếng thì ở Đức, gần như thành phố nào cũng có chợ Giáng sinh.

Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngành du lịch quốc tế đã lập kỷ lục mới khi có thêm tới 1,1 tỷ người đi du lịch nước ngoài trong năm 2014.

Việt Nam sẽ tiếp tục miễn thị thực cho du khách từ một số nước đồng thời cải tiến việc cấp thị thực để thu hút khách quốc tế, góp phần phát triển du lịch trong thời kỳ mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục