Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020

Hứa hẹn diện mạo du lịch mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/8/2015 | 3:14:04 PM

YênBái - YBĐT - Những năm gần đây, Mù Cang Chải bắt đầu được lựa chọn trong điểm đến du lịch của nhiều du khách. Nói đến Mù Cang Chải, người ta nhắc ngay đến ruộng bậc thang. Danh hiệu “Danh thắng quốc gia” đã đủ nói lên điều tuyệt diệu của ruộng bậc thang trên đất này.

Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được tổ chức đã bước đầu đổi mới tư duy làm kinh tế của người dân, từng bước phát triển du lịch cộng đồng, gắn với sản xuất hàng hóa.
Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được tổ chức đã bước đầu đổi mới tư duy làm kinh tế của người dân, từng bước phát triển du lịch cộng đồng, gắn với sản xuất hàng hóa.

Ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình - nơi có ruộng bậc thang được xếp hạng danh thắng, nằm sát cạnh nhau, bên tả, bên hữu dòng Nậm Kim, với những triền ruộng bậc thang hút hồn người. Không chỉ ba xã này, dừng chân bất kỳ nơi đâu mùa lúa chín cũng dễ dàng bắt gặp những “sóng vàng” khắp các sườn đồi.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải không làm thất vọng bất kỳ du khách nào khi tìm đến. Nhưng ở Mù Cang Chải không chỉ có ruộng bậc thang mà còn có thể kể đến nơi thành lập Đội Du kích Khau Phạ đã được công nhận Di tích Lịch sử cấp quốc gia ở xã Cao Phạ; thác Mơ với 3 tầng thác ở thị trấn Mù Cang Chải; suối nước nóng và hang động tự nhiên ở Nậm Khắt; bãi đá cổ ở xã Lao Chải; khu du lịch sinh thái Chế Tạo, Nậm Có; rừng chè cổ thụ La Pán Tẩn; đặc biệt là địa điểm du lịch mạo hiểm dù lượn tuyệt đẹp tại đèo Khau Phạ được đánh giá là điểm dù lượn đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Không những thế, chính địa bàn bị chia cắt mạnh bởi núi cao, khe sâu với những ngọn núi cao thấp, trùng điệp bao quanh tạo thành khung cảnh hùng vĩ trên đất Mù Cang Chải.

Mảnh đất này còn chứa đựng nhiều bản sắc và những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc, nhất là của đồng bào Mông, đều có thể khai thác để phát triển du lịch. Vị trí địa lý giáp ranh với nhiều huyện, tỉnh bạn, có trục quốc lộ 32 chạy qua cũng là một lợi thế của Mù Cang Chải cho việc đi lại giao thương, giao lưu văn hóa và kết nối các “tour” du lịch qua các địa danh nổi tiếng của huyện, tỉnh bạn như: Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ), Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và các tỉnh Tây Bắc khác.

Thiếu nữ Mông Mù Cang Chải.

Mù Cang Chải đã và đang được biết đến như một khám phá mới, một điểm đến mới hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, thời gian qua, việc đầu tư, khai thác, sử dụng các lợi thế, tiềm năng du lịch này còn rất hạn chế, một phần do ngành du lịch của Mù Cang Chải phát triển chậm, chưa thu hút được các nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách và đặc biệt là chưa có dự án đầu tư thích đáng cho du lịch. Công tác tổ chức, khai thác tiềm năng về du lịch của địa phương, của người dân còn rất hạn chế, chưa giữ chân được khách du lịch, đại bộ phận người dân làm nông nghiệp chưa có thu nhập từ du lịch. Mặt khác, vấn đề quản lý Nhà nước về du lịch của các cấp chính quyền, việc giáo dục, định hướng về nhận thức, cách ứng xử trong văn hóa du lịch của người dân cần phải quan tâm.

Nhận thức rõ tiềm năng cũng như những hạn chế trong khai thác, sử dụng lợi thế du lịch của địa phương; đồng thời để phát triển du lịch một cách cụ thể, dài lâu, khoa học, đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội và nhân dân, Mù Cang Chải đã xây dựng Đề án “Phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ gắn với Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang và Di tích quốc gia nơi thành lập Đội Du kích Khau Phạ huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020”.

Đề án đã xây dựng nhiệm vụ và các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện một cách đồng bộ và khoa học, từ quy hoạch, cơ chế, chính sách, vốn, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, phát triển các sản phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển thị trường cho đến tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nâng cao nhận thức của nhân dân. Một diện mạo mới của du lịch, thương mại, dịch vụ Mù Cang Chải được định hình rõ nét, ấn tượng, hứa hẹn nhiều triển vọng được hiện hữu qua Đề án này.

Có thể nói, việc xây dựng Đề án đã thể hiện rõ tư duy đột phá trong phát triển kinh tế từ du lịch gắn với dịch vụ và thương mại của địa phương. Đây là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững một cách có cơ sở từ phát huy nội lực, thế mạnh trên địa bàn huyện. Phát triển du lịch gắn với thương mại, dịch vụ không những thể hiện tư duy quản lý, phát triển kinh tế của lãnh đạo địa phương mà còn thay đổi nhận thức, nhu cầu phát triển kinh tế vươn lên làm giàu của người dân, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

Ngỡ ngàng danh thắng. (Ảnh: Lê Trung Kiên)

Được phê duyệt từ đầu năm 2015, đến nay, Đề án đã có những khởi động nhất định trong triển khai. Ông Phạm Văn Thành - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết: “Với nhiệm vụ được giao trong tham gia thực hiện Đề án, thời gian qua, ngành văn hóa huyện đã tiến hành khảo sát tại bản La Pán Tẩn (xã La Pán Tẩn), bản Pú Cang (xã Nậm Khắt) và bản Kim Nọi (xã Kim Nọi) phục vụ phát triển du lịch cộng đồng; khảo sát bãi đá cổ ở bản Tà Ghênh (xã Lao Chải) phục vụ du lịch tham quan địa điểm này. Ngành cũng đã tiến hành khảo sát để hỗ trợ làm nhà vệ sinh cho những gia đình tham gia thực hiện du lịch cộng đồng”.

Còn Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện - Sùng A Chua cũng cho biết: “Phòng đã tham mưu cho huyện xây dựng 3 điểm dừng chân, ngắm cảnh tại đèo Khau Phạ; cải tạo điểm dù lượn ở xã Cao Phạ; tôn tạo di tích nơi thành lập Đội Du kích Khau Phạ. Tổng đầu tư các hạng mục này khoảng 2 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương, dự kiến thực hiện xong trong năm nay…”.

Với một tầm nhìn chiến lược và một quyết tâm chính trị của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong triển khai Đề án, hứa hẹn du lịch Mù Cang Chải sẽ có một diện mạo mới đầy triển vọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Ảnh minh hoạ.

Tối 6/8, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán nước ta tại Indonesia và Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Chương trình "Roadshow" giới thiệu du lịch Việt Nam tại Jakarta.

Tháp E7 vừa được hoàn tất sau 4 năm trùng tu.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, sau khoảng 4 năm triển khai khảo sát, gia cố, định vị, xử lý phục hồi, dự án trùng tu tôn tạo tháp E7 tại Khu di tích Mỹ Sơn đã hoàn tất với tổng kinh phí 9 tỷ đồng.

Hội An là một trong những di sản văn hóa thế giới được bảo tồn và phát huy giá trị.

Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp với UBND TP Hội An và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Quảng Nam phát động cuộc thi “Đồng hành cùng Di sản thế giới Hội An 2015”, dự kiến kéo dài từ nay tới ngày 27-9.

Đây là phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam. Nhiều khách du lịch lựa chọn loại xe này để di chuyển quanh thành phố ngắm cảnh, trải nghiệm. Dân địa phương sử dụng xích lô để tránh khỏi sự ùn tắc giao thông trên đường và giúp di chuyển nhanh hơn so với taxi vào giờ cao điểm.

Ngoài xích lô ở Việt Nam, tuk tuk ở Thái Lan và xe điện Dubai Trolley cũng được trang Boredpanda đánh giá là những phương tiện di chuyển độc đáo cho du khách trải nghiệm khám phá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục