Chợ đá quý Lục Yên - phiên chợ độc đáo và lạ nhất Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/2/2022 | 8:09:45 PM

YênBái - Ngày 16/2, thị trấn Yên Thế và Hiệp hội Đá quý Lục Yên, huyện Lục Yên tổ chức Khai xuân Chợ đá quý Lục Yên. Đây là lần đầu tiên Lục Yên tổ chức Khai xuân Chợ đá quý với hy vọng và mong muốn sẽ trở thành một chương trình tổ chức thường niên hàng năm vào mỗi độ xuân về để các doanh nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ đá quý, đá bán quý trên địa bàn có dịp giao lưu, giới thiệu quảng bá sản phẩm, hình ảnh con người Lục Yên nói chung và con người thị trấn Yên Thế nói riêng, thân thiện, mến khách đến với bạn bè và du khách thập phương.

Vùng đất huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được thiên nhiên ban tặng cho nhiều khoáng sản, trong đó nổi bật là các mỏ đá quý và đá bán quý với sản phẩm đá Ruby hồng ngọc. Vì thế, Lục Yên còn được mệnh danh là "đất Ngọc". Sự xuất hiện của nguồn tài nguyên đá quý là điều kiện hình thành nên Chợ đá quý, mở ra cơ hội phát triển cho ngành kinh doanh và chế tác đá quý, đá mỹ nghệ tại Lục Yên. 



Khách đến Chợ đá quý Lục Yên lựa chọn từng viên đá với nhiều kích cỡ và hình thù khác nhau. 

Chợ đá quý của huyện Lục Yên là phiên chợ độc đáo và lạ nhất Việt Nam. Đó là ấn tượng của du khách đã từng đến với vùng đất Ngọc. Đây là niềm tự hào của mỗi người dân Lục Yên nói chung và thị trấn Yên Thế nói riêng. Chợ đá quý hình thành là tiền đề để Lục Yên hình thành làng nghề tranh đá quý Lục Yên tại tổ dân phố số 7, thị trấn Yên Thế. 



Thợ thủ công chế tác đá quý tại chợ.

Chợ đá quý, đá ngành hàng có sản phẩm từ nguyên liệu đã quý, đá bán quý Lục Yên phát triển vượt bậc. Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện,tỉnh mà giờ đã theo chân du khách, theo cung - cầu của nền kinh tế có mặt hầu hết các tỉnh, thành trong nước và đặc biệt là đã bén đến thị trường ngoài nước.

Hiện nay, UBND thị trấn Yên Thế đang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan đang triển khai Dự án đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp Nhãn hiệu chứng nhận tranh đá quý Lục Yên cho sản phẩm Tranh đá quý Lục Yên, tỉnh Yên Bái.



Một phiên chợ thường có khoảng 90 gian hàng bày bán.

Từ hoạt động khai xuân Chợ đá quý năm 2022, thị trấn Yên Thế hy vọng và mong muốn đây sẽ trở thành một chương trình được tổ chức thường niên vào mỗi độ xuân về để các doanh nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ đá quý, đá bán quý trên địa bàn có dịp giao lưu, giới thiệu quảng bá sản phẩm, đất và con người Lục Yên thân thiện, mến khách đến bạn bè và du khách thập phương.

Thành Trung - Hoài Văn

Tags Chợ đá quý Lục Yên du khách thân thiện mến khách tranh đá quý

Các tin khác
Cuộc họp về tổ chức Lễ hội Đền Hùng năm 2022 của tỉnh Phú Thọ

Do dịch COVID-19 diễn biến phúc tạp, tỉnh Phú Thọ quyết định không tổ chức các hoạt động tập trung quá đông người trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm Nhâm Dần 2022.

Nghi lễ rước nước linh thiêng, khai hội Xuân chùa Tam Chúc 2022. Ảnh minh họa

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Ninh Thị Thu Hương đã ký văn bản số 79/VHCS-NSVH gửi các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2022.

Du khách đi lễ chùa Hương.

Ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý Khu Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn cho biết lượng khách tăng nhẹ so với các ngày hoạt động thử nghiệm, đạt 5.000 khách.

Mô hình du lịch cộng đồng Cương Chinh ở thôn Đêu 2, xã Nghĩa An đã đạt các tiêu chí của sản phẩm OCOP 4 sao.

Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có 35 hộ làm du lịch cộng đồng hiệu quả; trong đó, 12 hộ tham gia vào Hợp tác xã (HTX) Du lịch Mường Lò. Phát huy thế mạnh về du lịch cộng đồng và thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), HTX đã xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng xã Nghĩa An và xã Nghĩa Lợi đạt tiêu chuẩn OCOP và được xếp hạng cao...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục