Lễ hội Gầu Tào - nét văn hóa dân gian độc đáo

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/9/2022 | 9:22:49 AM

Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan hùng vĩ, nổi tiếng; từ lâu đã được du khách đánh giá là điểm đến thú vị.

Toàn cảnh Lễ hội Gầu Tào được tái hiện tại H’Mong Village.
Toàn cảnh Lễ hội Gầu Tào được tái hiện tại H’Mong Village.

Đến Hoàng Su Phì đầu tháng 9 này, du khách không chỉ được tận hưởng điều kiện khí hậu đặc trưng của vùng cao, mà còn được ngắm cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt với những dãy núi trùng điệp Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương, những cánh rừng nguyên sinh nằm xen kẽ giữa những nhánh sông, suối đầu nguồn, tận mắt trải nghiệm những nương chè san tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ.

Đặc biệt, du khách còn được xem và trải nghiệm Lễ hội Gầu Tào - một lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Mông.

Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì: Những năm gần đây, Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông xã Tả Sử Choóng được tổ chức như một điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với huyện Hoàng Su Phì.

Trước đây đồng bào thường tổ chức vào mùa xuân, nay lễ hội được tổ chức vào những ngày đầu tháng 9 - thời điểm lúa đang bắt đầu chuyển vàng, mở màn cho chương trình du lịch "Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”.

Ở Hà Giang, dân tộc Mông có dân số đông nhất, khoảng trên 310.000 người, chiếm gần 32% các dân tộc trong tỉnh; với hai nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa, sinh sống chủ yếu ở các huyện phía Bắc (gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) và hai huyện phía Tây (Hoàng Su phì, Xín Mần). Văn hóa truyền thống người Mông là một kho tàng phong phú với nhiều phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng; được lưu giữ từ lâu đời.

"Gầu Tào” tiếng Mông nghĩa là "chơi ngoài trời”. Việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa, dân tộc, tăng cường quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của Hà Giang cũng như huyện Hoàng Su Phì.

Trong lễ hội, đầu tiên người dân phải chọn và dựng được một cây gỗ (thường là cây sa mộc) làm cây nêu và được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng, thể hiện sự vững chãi, tâm điểm của trời đất. Cây nêu được chọn phải là cây nhỏ, liền mạch từ gốc đến ngọn, không bị gẫy. Ngọn cây nêu phải hướng về hướng Đông, là hướng sinh, với mong muốn là cầu sinh con và mùa màng bội thu.

Cùng đó, bà con chuẩn bị một bó đậu tương có quả, một bó lúa, một chai rượu và một con gà, là những đồ lễ được treo lên cây nêu. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ trèo lên cây; ai lấy được con gà, chai rượu thì đó là phần thưởng.

Ông Ma Seo Vàng, một người am hiểu tập tục của tổ tiên ở xã Tả Sử Choóng chia sẻ, đồng bào Mông luôn tin rằng, cây nêu có thể giúp họ kết nối trời và đất. Leo được lên ngọn nêu, nghĩa là hái được lộc trời cho cả năm mạnh khoẻ, sung túc; người người trong làng đều khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Đây là truyền thống văn hóa lâu đời gắn với sản xuất lúa nước của người dân vùng cao Hà Giang, phản ánh sự gắn kết tự nhiên và thần linh của đồng bào.

Khi cây nêu đã được dựng lên, là lúc bắt đầu lễ hội. Cuộc thi leo cây nêu hái lộc cũng được thực hiện ngay sau đó. Cuộc thi không quy định thời gian, khi nào với được miếng vải đỏ trên ngọn cây là kết thúc nhưng bắt buộc phải lấy bằng được trong ngày. Đó không chỉ là niềm vui của người trực tiếp trèo lên được đỉnh ngọn cây nêu, lấy được lễ vật của thần linh, mà còn là của tất cả người Mông tham dự lễ hội.

Sau phần lễ là phần hội, với các tiết mục văn nghệ dân gian, các hoạt động thể thao và trò chơi truyền thống gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc Mông như: đánh yến, đánh sảng, bắn cung, đi cà kheo, đánh cù, bắn nỏ… Khác với những năm trước, đến với lễ hội Gầu Tào năm nay, bà con dân tộc Mông còn mang đến đây những mặt hàng nông sản đặc sắc của các làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để giới thiệu và bán cho khách du lịch.

Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông ở xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì không chỉ tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc Mông mà còn là sợi dây liên kết giữa cộng đồng các dân tộc vùng cao. Qua đó, góp phần giới thiệu, bảo tồn nét văn hóa truyền thống, tạo nên bản sắc độc đáo riêng.

Sự tinh tế trong các nghi lễ, tín ngưỡng và lễ hội nơi đây đã và đang thu hút, mời gọi du khách trong và ngoài nước đến với Hoàng Su Phì - mảnh đất hội tụ những lợi thế để đẩy mạnh du lịch, là lựa chọn của du khách khi đến với Hà Giang.
(Theo Tin tức)

Các tin khác

Tái khởi động sau 2 năm tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 tổ chức trở lại vào dịp gần cuối tháng 9 với chuỗi sự kiện ấn tượng chưa từng có; đặc biệt là Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Thời điểm này, thị xã Nghĩa Lộ đã và đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để người dân và du khách có một hành trình trải nghiệm thú vị trong những ngày diễn ra Lễ hội.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải thu hút khách du lịch. Ảnh: Thành Trung

Chu Đức Giang, Hà Nội, vừa có chuyến du lịch hai ngày đến Yên Bái, với tổng chi phí gần 1,5 triệu đồng.

Người dân tổ dân phố 7, thị trấn Cổ Phúc làm đèn kéo quân.

Lễ hội "Trung thu cho em” năm 2022 sẽ được tổ chức vào lúc 19h30 phút, ngày 9/9/2022, tức 14/8 (Âm lịch) tại sân vận động huyện Trấn Yên với sự tham gia đông đảo của nhân dân và hơn 1.500 em thiếu nhi trên địa bàn. Đây cũng là lễ hội Trung thu lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn huyện Trấn Yên, do Huyện đoàn phối hợp với UBND thị trấn Cổ Phúc tổ chức.

4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2022, thị xã Nghĩa Lộ đón và phục vụ 11.200 khách du lịch trong, ngoài nước đến thăm quan và nghỉ dưỡng. (Ảnh: Thành Trung)

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, thị xã Nghĩa Lộ đón và phục vụ 11.200 khách du lịch trong, ngoài nước đến thăm quan và nghỉ dưỡng; doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 8,6 tỷ đồng. Các khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn công suất phục vụ đạt khoảng 85%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục