Lễ hội “Quảng Nam- Hành trình di sản”: Ấn tượng một chặng đường

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/5/2009 | 12:00:00 AM

Với chương trình phong phú, đa dạng và có chiều sâu, Lễ hội Quảng Nam- Hành trình di sản 2009 làm sống lại các lễ hội truyền thống, trở thành nét độc đáo của riêng Quảng Nam.

Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An

Từ ngày 4 đến ngày 7/6 diễn ra Lễ hội “Quảng Nam-hành trình di sản lần thứ Tư năm 2009”. Lễ hội lần này được tổ chức ở 3 địa điểm chính là khu di tích Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, huyện Điện Bàn và thành phố Hội An. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đã cơ bản hoàn tất chu đáo.

Theo thông lệ, 2 năm một lần tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ hội Hành trình di sản. Lễ hội Quảng Nam- Hành trình di sản tổ chức vào năm 2003, nhằm tập trung giới thiệu tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch. Đến Lễ hội lần thứ 2- năm 2005, nét chủ đạo là văn hóa các vùng miền, trong đó nét chính là văn hóa dân gian.

Năm 2007, Hành trình di sản có chủ đề “Hội ngộ văn hóa Đông Dương”, là dịp giao lưu giữa 3 nền văn hóa: Việt Nam- Lào-Campuchia. Năm nay, kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận khu di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An là di sản văn hoá thế giới, lễ  hội lần này mang chủ đề “ấn tượng một chặng đường” nhằm mục đích nêu bật những thành tựu trong công tác bảo tồn, trùng tu và phát huy các giá trị văn hoá quý báu của Quảng Nam.

Lễ hội Quảng Nam- Hành trình di sản năm 2007 có chủ đề “Đêm Mỹ Sơn huyền ảo” bằng sân khấu với muôn vàn màu sắc rực rỡ hoà quyện với không gian trầm mặc cổ kính của các đền tháp; thì năm nay với chủ đề “Ấn tượng một chặng đường”, đêm khai mạc lễ hội là nét nghệ thuật độc đáo bằng việc thể hiện một sân khấu sử dụng nét huyền ảo, kỳ vĩ của khu đền tháp.

Ông Trịnh Sơn Hải, Trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch Duy Xuyên cho biết: “Chương trình sân khấu chúng tôi làm dựa vào đền tháp để giới thiệu những nét chính của di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn. Chúng tôi tập trung nâng cao chất lượng công tác biểu diễn, khoảng 50% diễn viên chuyên nghiệp và 50% diễn viên quần chúng để thể hiện khả năng, công sức của nhân dân Quảng Nam trong thời gian qua…”.

Trong những ngày lễ hội, còn có nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao đặc sắc như: giao lưu văn hoá ẩm thực Việt Nam-Lào-Chăm, giới thiệu hình ảnh chặng đường phát triển của Duy Xuyên, tham quan các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: trồng dâu nuôi tằm-ươm tơ dệt lụa, đúc đồng Phước Kiều…Còn tại thành phố Hội An, nét nổi bật năm nay chính là những hoạt động ngoài trời trên các tuyến phố cổ như: trình diễn xe cổ, triển lãm ảnh, trưng bày sản phẩm truyền thống của Quảng Nam, liên hoan Mỹ thuật “Họa sỹ và phố cổ Hội An”, trưng bày Gốm Chu Đậu; dạy viết thư pháp, võ thuật, nặn tò he, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài…Cũng trong dịp này sẽ khởi công xây dựng cầu Cửa Đại nối liền 2 bờ sông Thu Bồn, cây cầu dài 1400 mét, với tổng kinh phí 2.500 tỷ đồng.

Theo ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn  hoá Thể thao và Du lịch thành phố Hội An, chương trình chủ yếu giới thiệu sắc màu, vốn văn hoá dân gian truyền thống của Quảng Nam. Chương trình bế mạc nói lên một sự kiện đặc biệt thể hiện cây cầu Cửa Đại nối liền Duy Xuyên và Hội An, thể hiện khát vọng của người dân Hội An khát vọng hoà bình và khát vọng nối liền hai bờ để phát triển du lịch Quảng Nam với miền Trung.

Tại huyện Điện Bàn cũng diễn ra nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, là cầu nối giữa Hội An và Duy Xuyên bằng các làng nghề truyền thống, thu hút được sự quan tâm của du khách. Ngành du lịch Quảng Nam đã có nhiều chính sách khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách như: giảm giá tour, phòng khách sạn, miễn phí vé tham quan và vé vận chuyển đến các địa điểm lễ hội. Tuy nhiên, vấn đề then chốt là phải tự làm mới bằng những chương trình nghệ thuật đặc sắc, tạo nét khác biệt so với các lễ hội khác. Ông Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là làm sống lại các lễ hội dân gian. Nếu trước đây chúng ta không làm các lễ hội như thế này thì không thể có được đêm Rằm phố cổ, lễ hội Bà Thu Bồn…. Chúng tôi đang hướng đến những năm sau nội dung của lễ hội hành trình di sản sẽ làm sống lại các lễ hội dân gian vốn có, có sự đầu tư bài bản để vừa khơi dậy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tạo thành sản phẩm du lịch”.

Với chương trình phong phú, đa dạng và có chiều sâu, Lễ hội Quảng Nam- Hành trình di sản lần thứ Tư sẽ có những dấu ấn đậm nét văn hoá dân tộc trong lòng du khách và nhân dân địa phương.

(Theo VOV)

Các tin khác

Lễ hội Tong Tong lần thứ 51 đã khai mạc ngày 21/5 tại La Haye (Hà Lan). Tham gia lễ hội năm nay có hàng nghìn gian hàng của nhiều nước ASEAN, các đoàn văn hóa nghệ thuật của Hà Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia.

Thiếu nữ Tây Nguyên.

Thị xã Kon Tum nằm ở cực bắc Tây Nguyên, độ cao trung bình 650 m so với mực nước biển, nên thời tiết ở đây khá dễ chịu (nhiệt độ trung bình 23 độ C) chỉ nóng hơn Ðà Lạt chừng 2 đến 3 độ C.

Nằm cách trung tâm thị trấn Ninh Hòa khoảng 1 km có một quán ăn không bảng hiệu, không quảng cáo nhưng lúc nào cũng rất đông khách. Đó là quán bánh ướt quen thuộc không những đối với người dân Ninh Hòa mà còn với người dân trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa.

Bánh đúc.

Rồi thời gian trôi, ngoại già đi và những nồi bánh đúc cũng thưa dần nhưng sâu thẳm trong tôi, ở một góc nào đó của tâm hồn, hương bánh đúc vẫn còn quanh quẩn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục