Hà Nội phục dựng lễ cúng đàn Mông Sơn thí thực

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/9/2009 | 12:00:00 AM

Đàn lễ Mông Sơn thí thực thể hiện sự hòa nhập, pha trộn tín ngưỡng giữa Phật giáo và Đạo giáo cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Lễ Mông Sơn thí thực được tổ chức tại chùa Nền, theo dân gian thì vốn là nền nhà cũ của nhà sư Từ Đạo Hạnh.
Lễ Mông Sơn thí thực được tổ chức tại chùa Nền, theo dân gian thì vốn là nền nhà cũ của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Ngày 6 tháng 9 (tức 17 tháng Bảy, Kỷ Sửu), tại chùa Nền, 1160 đường Láng đã tổ chức đàn lễ Mông Sơn thí thực.

Nằm trong mùa lễ Vu Lan của Phật giáo, việc cúng Mông Sơn thí thực tại chùa chú trọng đến việc siêu độ các oan hồn, uổng tử không nơi nương tựa. Tương truyền việc siêu độ cô hồn phát xuất từ đời nhà Đường - Trung Quốc khi ngài Huyền Trang trở về sau chuyến Tây Du, lập đàn siêu độ cho tứ sinh đang luân hồi trong lục đạo. Qua đời Tống, ngài Bất Khinh Tam Tạng chuyên tu Mật Giáo ở Mông Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, quán biết các cô hồn đang vất vưởng, nên có tên gọi là đàn lễ Mông Sơn thí thực.


Mô tả ảnh.
Cúng Nghinh sư Duyệt Định thỉnh Tổ Sư người sáng lập ra Đạo Pháp

Tương truyền tại Việt Nam, Khoa cúng Phật được tổ Huyền Quang (Tam tổ Trúc Lâm) đặt ra nhằm thu hút Phật tử, nên Ngài đã tận dụng tối đa những tinh hoa của nghệ thuật Tuồng và Chèo cũng như các làn điệu dân ca để tạo cho Khoa cúng một màu sắc nghệ thuật hấp dẫn nhất.

Đàn lễ Mông Sơn thí thực cũng thể hiện sự hòa nhập, pha trộn tín ngưỡng giữa Phật giáo và Đạo giáo cùng tín ngưỡng dân gian Việt Nam, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.


Mô tả ảnh.
Cúng Phật, thỉnh Thánh
Mô tả ảnh.
Dàn nhạc lễ được sắp đặt theo một sơ đồ nghệ thuật có tính chuyên nghiệp khá cao.
Mô tả ảnh.
Người tham gia lễ vừa hát xướng vừa tụng tán

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền thì Lễ Mông Sơn thí thực còn hấp dẫn bởi âm nhạc với “Dàn nhạc lễ được sắp đặt theo một sơ đồ nghệ thuật có tính chuyên nghiệp khá cao, một người cầm chuông gõ mõ đóng vai trò giữ nhịp như nhạc trưởng, các thành viên còn lại chia làm 2 thành phần đối xứng, hát xướng quăng bắt đầy tính phức hợp. Điều đặc biệt, các thành viên vừa hát xướng tụng tán lại vừa phải đảm nhiệm các nhạc cụ hỗ trợ, đó là năng lực không dễ gì rèn luyện”.


Mô tả ảnh.
Nhà sư hành lễ phá ngục

Đáng chú ý nhất trong đàn lễ Mông Sơn thí thực chính là màn phá ngục, đó thực sự là trò diễn dân gian với tính biểu tượng tôn giáo rất giá trị có sự kết hợp của diễn xướng dân gian, bí pháp và đạo pháp và sự huyền vi của Phật pháp.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Chuột đồng nướng vốn là món ăn dân dã của miền Tây. Trước đây, món này được dùng như nguồn thức ăn phổ biến và quen thuộc cho người dân miệt sông nước. Nhưng khoảng hơn 5 năm trở lại đây, chuột đồng miền Tây lũ lượt "bò" vào quán ăn, nhà hàng và trở thành đặc sản hấp dẫn. Đây không chỉ là món lai rai khoái khẩu của cánh mày râu mà ngay cả phe tóc dài cũng dễ bị "ghiền".

Cũng nằm trong khuôn khổ "Tuần Văn hóa - Du Lịch - Thể thao tại huyện Mộc Châu - Sơn La, ngày 30/08/2009 nhân dân xã Đông Sang (Mộc Châu - Sơn La) đã tưng bừng tổ chức lễ hội Hết chá - Một lễ hội hết sức độc đáo của dân tộc Thái trắng.

Nếu có dịp ghé thăm thành phố cảng Hải Phòng, bạn đừng quên thưởng thức bánh đa cua. Món này có mặt ở hầu hết các quán hàng, và người ta coi nó là đặc sản dân dã nhưng đậm đà, thật thà như con người của thành phố hoa phượng đỏ.

Đến với Tây Nguyên đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ sở thông qua món đặc sản của đồng bào Tây Nguyên - Lẩu lá rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục