Bánh đa Kế quê mẹ Kinh Bắc
- Cập nhật: Thứ hai, 20/9/2010 | 7:58:27 AM
“Quê hương ta bánh đa, bánh đúc Nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt Nơi tuổi thơ ta đã trải qua đẹp như giấc mơ…”
|
Nghe câu hát của nhạc sĩ Phó Đức Phương kỷ niệm tuổi thơ chợt ùa về. Nhớ tuổi thơ ngày ấy, sau mỗi phiên chợ mẹ lại mua bánh đa về làm quà cho mấy chị em, nhớ quê hương Kinh Bắc hiền hòa với bánh đa Kế nổi tiếng.
Và không biết từ bao giờ bánh đa Kế đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực và thức quà quê đặc sản đậm chất đồng quê Bắc bộ. Bánh đa Kế hay bị gọi nhầm với bánh đa Kê nhưng thực ra, bánh đa Kê xuất phát từ làng Phú Thượng- Hà Nội, còn bánh đa Kế xuất phát từ làng nghề truyền thống bánh đa xã Dĩnh Kế, Bắc Giang. Điều đặc biệt, cái vị của nó vừa giòn, vừa ngọt của gạo mới và thơm thơm của nắng quê Bắc bộ.
Độ nở của chiếc bánh cũng là một đặc điểm để phân biệt. Với bàn tay khéo léo của người dân Dĩnh Kế, kỹ năng quạt bánh thủ công bằng than hoa khiến chiếc bánh luôn luôn nở đều, đầy đặn, tròn vạnh như mặt trăng đêm rằm và không bị cháy sém. Ngoài ra kỹ thuật rắc vừng, lạc sao cho màu đen, màu vàng điểm lốm đốm đều trên bánh.
Bánh đa Kế chính hiệu chỉ có một loại hình tròn rắc vừng, lạc mà thôi. Đến Dĩnh Kế, cả làng không nhà nào không làm bánh đa. Những ngày nắng, người ta phơi bánh đầy trên các mẹt dài, trải từ trong sân ra ngoài ngõ, để bánh “uống” trọn cái nắng quê ấm ấm, nồng nồng. Hơn nữa, để ra lò một chiếc bánh đa Kế hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp.
Rất nhiều nơi ở Lạng Sơn, Nam Định, Bình Thuận...cũng làm bánh đa, bánh tráng, nhưng bánh đa Kế vẫn luôn luôn tạo ra được một nét riêng, không thể lẫn vào đâu. Nó trở thành một thứ đặc sản đậm chất đồng quê Bắc Bộ.
(Theo TNO)
Các tin khác
Ngày 19/9, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng VHDL) chính thức khai trương. Trước đó, Quy hoạch chung Làng VHDL đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lại với việc ưu tiên 9 dự án để đảm bảo lộ trình phát triển đến năm 2015.
Tiết trời Hà Nội đã dần chuyển sang mùa thu, không còn cái năng oi ả thiêu đốt. Dịp này hễ đi qua đường Xuân Thủy (Q. Cầu Giấy) hay khu Mễ Trì (huyện Từ Liêm), bạn sẽ thấy phảng phất mùi hương cốm ngạt ngào.
Kể từ thời Indonesia còn là thuộc địa của Hà Lan, lễ hội trèo cây cau được bôi mỡ - tiếng địa phương là Panjat Pinang - đã trở thành một trong những phong tục phổ biến nhất, lâu đời nhất ở quốc gia này.
Hàng ngàn người có mái tóc hung đỏ đã tập trung tại thành phố Breda của Hà Lan vào ngày 5 - 9 vừa qua để chào đón lễ hội tóc đỏ được tổ chức lần thứ năm.