Lễ hội áo dài Hà Nội
- Cập nhật: Thứ hai, 20/9/2010 | 8:17:42 AM
Tại sân khấu ngoài trời Công viên Bách Thảo Hà Nội, Lễ hội áo dài với chủ đề “Hà Nội và tôi” đã thu hút sự quan tâm của hàng ngàn người dân thủ đô.
|
Là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội Làng nghề phố nghề chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội . Tối qua 18/9, tại sân khấu ngoài trời Công viên Bách Thảo Hà Nội, Lễ hội áo dài với chủ đề “Hà Nội và tôi” đã thu hút sự quan tâm của hàng ngàn người dân thủ đô.
Lễ hội áo dài giới thiệu 150 mẫu thiết kế với chủ đề “Hà Nội và tôi” thuộc 6 bộ sưu tập của NTK Lan Hương - một tên tuổi đã rất gắn bó với Hà Nội. Trên chất liệu hoàn toàn là lụa Hà Đông, hoa văn được thêu và vẽ hoàn toàn thủ công, những ý tưởng sáng tạo của NTK đã tôn vinh vẻ đẹp của Hà Nội xưa và nay. Đó là một Hà Nội trầm mặc, cổ kính với mái ngói thâm nâu trong BST “Phố cổ Hà Nội”, một Hà Nội rực rỡ trong “Sắc xuân”, hay một Hà Nội đậm nét văn hóa truyền thống trong “Huyền thoại Đông Hồ”, “Trở về cội nguồn”…
Trên nền trình diễn là các loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm dấu ấn Hà Thành như hát xẩm hay tái hiện quang cảnh sinh hoạt xưa của một con phố Hà Nội với gánh hàng hoa, phiên chợ quê với những xúc lụa đào, Lễ hội áo dài đã tôn vinh được vẻ đẹp mang chiều sâu văn hóa của thủ đô trong không gian lễ hội làng nghề đa màu sắc văn hóa .Cũng trong dịp này, cặp áo dài đặc biệt với tà sau dài hơn 10m của NTK Lan Hương đã được công nhận là kỷ lục Việt Nam.
(Theo VTV)
Các tin khác
“Quê hương ta bánh đa, bánh đúc Nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt Nơi tuổi thơ ta đã trải qua đẹp như giấc mơ…”
Ngày 19/9, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng VHDL) chính thức khai trương. Trước đó, Quy hoạch chung Làng VHDL đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lại với việc ưu tiên 9 dự án để đảm bảo lộ trình phát triển đến năm 2015.
Tiết trời Hà Nội đã dần chuyển sang mùa thu, không còn cái năng oi ả thiêu đốt. Dịp này hễ đi qua đường Xuân Thủy (Q. Cầu Giấy) hay khu Mễ Trì (huyện Từ Liêm), bạn sẽ thấy phảng phất mùi hương cốm ngạt ngào.
Kể từ thời Indonesia còn là thuộc địa của Hà Lan, lễ hội trèo cây cau được bôi mỡ - tiếng địa phương là Panjat Pinang - đã trở thành một trong những phong tục phổ biến nhất, lâu đời nhất ở quốc gia này.