Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/2/2011 | 2:46:59 PM

YBĐT - Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú nằm trong "Chương trình Du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Yên Bái - Lào Cai - Phú Thọ", được tổ chức sáng 24/2/2011, tức ngày 22/1 năm Tân Mão, tại xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn.

Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ

Nghi thức nhằm để nhớ ơn người xưa đã biết tìm cây lúa, cây hoa màu, đồng thời thể hiện quan niệm cây lúa cây hoa màu cũng có hồn, có thần. Vì vậy với mục đích tôn vinh cây lúa, cây khoai sọ, người Khơ Mú dâng lễ vật bao gồm các sọt lúa, các sọt ngô, các loại hoa màu, một khóm cây bông lau, một khóm cây chè vè. Tất cả được các nam thanh nữ tú, mạnh khỏe trong trang phục dân tộc rước kiệu lễ.

  

Lễ hội Cầu mùa là một trong những lễ hội lớn trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Người Khơ Mú quan niệm vận vất có linh hồn, thiên nhiên xung quanh chúng ta như: Trời đất, nương rẫy.., đều có quan hệ mật thiết tới đời sống và sản xuất của con người.

Lễ hội Cầu mùa phản ánh niềm tin và các thế lực siêu nhiên của người Khơ Mú thủa sơ khai, đồng thời thể hiện ước muốn về mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp.

Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú bao gồm 5 phần: phần lễ cúng ma nhà, tổ tiên - rượu cần; phần lễ tôn vinh cây lúa cây khoai sọ; phần lễ cầu mưa; lễ trọc lỗ tra hạt; cuối cùng là các trò chơi dân gian mừng lễ hội....

    

Với ý nghĩa tôn vinh các vị thần đã giúp tạo ra lương thực, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đồng thời thể hiện tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo của người dân Khơ Mú.

Lễ hội cũng là dịp để các tầng lớp nhân dân nân cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để các giá trị văn hóa dân tộc được lưu truyền và phát huy. Đây là nghi thức cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm là ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.

       

Đến với lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú, du khách được tham gia vào các trò chơi dân gian sôi nổi, thể hiện tài năng sự khéo léo của mình như: ném còn, kéo co, múa ngửa người chui dây, nhảy dây có hình chữ thập...

Những trò chơi này như để rèn luyện sức khỏe, tôi luyện ý chí kiên trì bền bỉ và tạo sự hưng phấn, hăng say lao động sản xuất, nghĩa thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

     

Lễ hội Cầu Mùa là giá trị văn hóa phi vật thể vô giá không chỉ của dân tộc Khơ Mú mà còn là tài sản chung của cộng đồng dân cư các dân tộc Việt Nam. Việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.

Nằm trong khuôn khổ chương trình du lịch về cội nguồn năm 2011, cùng với các lễ hội dân tộc truyền thống của người Dao, người Mông, người Thái, Lễ hội Cầu mùa của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn đã góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách gần xa khi đến với miền Tây Yên Bái trong những ngày đầu năm.

Nhóm PV

Các tin khác
Các thiếu nữ Thái biểu diễn các điệu xòe tại Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò năm 2008.

YBĐT - 6 điệu xòe cổ được khôi phục là cái gốc, khởi nguồn của 36 điệu xòe dân tộc Thái miền Tây Bắc hôm nay.

Già làng làm lễ cúng tạ cây chè cổ ở Suối Giàng.
(Ảnh: Thanh Ba)

YBĐT - Khi việc đồng áng của một năm đã xong, lúa thu đầy bồ, ngô treo đầy bếp cũng vừa kịp lúc hoa mơ, hoa mận mở trắng rừng báo hiệu một mùa xuân mới.

Dòng người nô nức về tham quan, du lịch tâm linh đình, đền Quy Mông.

YBĐT - Đình và đền Quy Mông đã có từ hàng trăm năm nay. Theo bản Phó y sao ngày 6 tháng Giêng năm Tự Đức thứ 2 năm 1850 được lưu giữ tại di tích đã ghi rõ đình, đền Quy Mông thờ rất nhiều nhân thần cụ thể.

YBĐT - Cùng với thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn là huyện tổ chức tham gia nhiều lễ hội trong Chương trình “Du lịch về cội nguồn” tỉnh Yên Bái năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục