Chợ Cao Sơn - Lào Cai: Điểm đến lý tưởng dành cho bạn

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/1/2013 | 1:49:27 PM

Đến chợ Cao Sơn, du khách sẽ có dịp được giao lưu, trò chuyện và tìm hiểu thêm về đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc sống ở 4 bản lớn nhất của huyện Mường Khương.

Chợ Cao Sơn nằm trên địa phận xã Cao Sơn, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 80km. Để đến chợ Cao Sơn, du khách có thể đi theo nhiều tuyến đường. Tuy nhiên, nếu muốn có dịp được du thuyền trên sông và hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình, du khách có thể tham gia tuyến du lịch trên dòng sông Chảy: Bảo Nhai - Cao Sơn.

Từ thành phố Lào Cai, dọc theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục đi theo tỉnh lộ 153, du khách sẽ đến bến thuyền chân cầu Bảo Nhai, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Từ đây, ngược dòng sông Chảy lên phía bắc khoảng 31km, du khách sẽ đến chợ Cao Sơn.

Chợ Cao Sơn là chợ của đồng bào dân tộc Mông, Phù Lá, Dao và Hán đen sinh sống ở 4 bản lớn nhất của huyện Mường Khương. Mỗi tuần chợ chỉ họp một phiên vào ngày thứ tư.

Khi vào phiên chợ, ngay từ sáng sớm, trên khắp mọi nẻo đường đã thấy người người từ các bản nối tiếp nhau về chợ. Họ đi thành từng đoàn, từng nhóm, từng cặp và có khi là từng người một. Người gùi hàng, người dùng ngựa để thồ hàng, người xuống chợ bằng xe máy, xe đạp…

Chợ Cao Sơn như đẹp hơn bởi người, hàng hóa và phong cảnh thiên nhiên. Trong không gian bao la, mênh mông của núi rừng, mọi người vô tư mua, bán, trao đổi hàng hóa lẫn nhau. Người mua gạo, người mua thổ cẩm, người mua rau, củ, quả, người thưởng thức một số món đặc sản vùng cao...

Cũng giống như một số phiên chợ vùng cao khác, chợ Cao Sơn được chia thành nhiều khu. Những mặt hàng mang đậm hương vị núi rừng như: các loại rau quả, thảo dược, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, rượu ngô, gạo nương, đồ dùng gia đình, trang sức... tập trung thành một khu, được sắp xếp đẹp mắt theo từng loại mặt hàng.

Trong khung cảnh đa sắc màu ấy, nổi bật lên là dãy bày bán các mặt hàng thổ cẩm với những màu sắc sặc sỡ, họa tiết sinh động. Đây là những sản phẩm tinh tế thể hiện tài năng khéo léo từ việc ươm trồng lanh, ủ sợi, dệt vải, nhuộm đến thêu hoa của người phụ nữ Mông, phụ nữ Phù Lá và phụ nữ Dao.

Tuy nhiên gây sự chú ý nhất vẫn là khu bán gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà, chó, ngựa... Không khí tại khu vực này náo nhiệt người mua, kẻ bán. Cách đó vài trăm mét là khu dành cho các món ăn của người dân tộc. Đến đây, du khách sẽ dễ bị choáng ngợp bởi hương vị quyến rũ từ một số loại ẩm thực như: mùi thơm ngầy ngậy của chảo thắng cố từ thịt trâu, thịt ngựa và thịt bò... của người Mông, hơi men cay cay nồng nồng của một số loại rượu dân tộc như: rượu ngô Cốc Dâm, Cốc Ngù...

Một lần đặt chân đến với chợ phiên Cao Sơn là một lần du khách có dịp tận hưởng sự giao thoa bản sắc văn hóa của một số dân tộc anh em sống ở bản làng ven sông Chảy, trên địa phận huyện Mường Khương. Đây cùng là dịp để du khách có cơ hội được du thuyền trên sông Chảy và thưởng ngoạn cảnh đẹp ở hai bên bờ sông.

(Theo VTV)

Các tin khác
Thời gian tới, huyện Lục Yên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch “Chợ đá quý Lục Yên”.

Đến nay, lĩnh vực du lịch huyện Lục Yên đã tạo việc làm cho khoảng 800 lao động. Trong đó, 350 lao động trực tiếp, còn lại là lao động gián tiếp.

Trình diễn Khinh khí cầu tại Cát Bà, TP Hải Phòng hồi tháng 4-2024.

Người dân và du khách có cơ hội trải nghiệm bay treo khinh khí cầu miễn phí và chụp hình ở độ cao tối đa 50 m trong Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 từ ngày 11-5 đến ngày 15-5.

Một góc làng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, nằm ở thôn Pả Vi Hạ thuộc xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt động nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch năm 2024.

Thác Mộng Mơ, huyện Văn Chấn thu hút khách ngày hè.

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua là những ngày nắng nóng gay gắt trên cả nước nên lượng khách đổ đến các thác nước vừa tắm thác, tham quan vừa trải nghiệm các hoạt động sinh thái dã ngoại tăng đột biến. Nhiều chủ điểm du lịch sinh thái khai thác suối, thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái nhận định: Chưa năm nào loại hình du lịch này lại thu hút đông khách đến thế, trung bình mỗi nơi có tới hàng trăm lượt, có nơi cả nghìn khách mỗi ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục