Khai hội Đền Đông Cuông

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/2/2013 | 3:40:26 PM

YBĐT - Đã thành thông lệ, cứ vào ngày Mão đầu tháng Giêng hàng năm, huyện Văn Yên lại tổ chức lễ khai hội Đền Đông Cuông - Một trong những ngôi đền cổ trên đất Yên Bái. Lễ hội thu hút hàng nghìn thiện nam, tín nữ, du khách thập phương và nhân dân cả nước tới hành hương, chiêm bái.

Đền Đông Cuông sơ khai là miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, họ Hoàng là người Tày Khao sáng lập và đời đời thế tập, là nơi làm việc của Thổ từ, chức dịch, phiên quan đảm nhiệm chức năng "Đình trạm" chuyển tống đạt công văn, thư chỉ hai chiều giữa triều đình Trung ương và cơ sở.

Đền Đông Cuông được tôn tạo lại vào thời tiền Lê, thờ Mẫu đệ nhị Thượng ngàn Đông Quang công chúa và Quan Hoàng Báo từ thế kỷ thứ 18, quần thể di tích Đền Đông Cuông nổi tiếng đã được xếp vào mục "Dấu tích đền thiêng"; năm 2009 được công nhận Di tích quốc gia.

Theo tục lệ, vào ngày Mão đầu tháng Giêng hàng năm, nhân dân trong vùng tổ chức làm lễ dâng tế. Vật tế gồm một con trâu trắng mổ treo trước cửa đền làm sạch để dâng lễ tế Mẫu và rước kiệu Mẫu từ đền qua sông sang miếu Nghềnh Ngai thờ Đức ông thuộc xã Tân Hợp để làm lễ, cầu cho một năm mới quốc thái dân an và mưa thuận gió hòa…

Lễ hội đền Đông Cuông năm nay được tổ chức tổ chức đồng thời với lễ hội sông Hồng - Yên Bái năm 2013, hưởng ứng "Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng". Đây cũng là một trong những hoạt động nằm trong chương trình hợp tác "Du lịch về cội nguồn" của 3 tỉnh Yên Bái - Lào Cai - Phú Thọ, nhằm quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch và cũng là dịp để du khách tìm hiểu, khám phá thêm về một vùng đất văn hóa giàu truyền thống, mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc sinh sống dọc hai bên bờ sông Hồng.

Lễ hội Đền Đông Cuông tổ chức đầu Xuân Quý Tỵ đã thu hút hàng nghìn lượt du khách bốn phương và nhân dân trong vùng đến dâng hương để bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc khai thần và tri ân với dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa đã mang lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… 

Nằm trong hoạt động của lễ hội sông Hồng - Yên Bái năm 2013, sau phần lễ, du khách và nhân dân trong vùng còn được tham dự vào các hoạt động thi đấu thể thao, tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa như: kéo co, ném còn, đấu vật dân tộc, bóng chuyền, đu tiên, đua thuyền trên sông Hồng và nhiều các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người dân trong vùng.

* Một số hình ảnh tại lễ hội Đền Đông Cuông:

Đức Toàn - Hoài Văn

 

 

 

 

 

Các tin khác
Hình ảnh hồ

Ngày 11/5, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jungle Boss (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) thông tin, trong chuyến khám phá hang động vừa qua, các thành viên của Jungle Boss bất ngờ phát hiện hồ nước khổng lồ, nằm cao hơn rất nhiều so với nhánh sông chính của hang Thung (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng).

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) là điểm đến được du khách trong và ngoài nước yêu thích. (Ảnh minh họa)

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 11/5 thông tin: Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương đang mở cổng bình chọn tại địa chỉ www.worldtravelawards.com. Thời hạn bình chọn đến hết ngày 23/7/2024.

Đội văn nghệ dân tộc Mông thôn Bản Mới, xã Suối Giàng biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh, hoạt động du lịch của huyện Văn Chấn đã có nhiều khởi sắc, đưa địa phương trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách với những sản phẩm nổi trội.

Thời gian tới, huyện Lục Yên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch “Chợ đá quý Lục Yên”.

Đến nay, huyện Lục Yên đã tạo việc làm cho khoảng 800 lao động từ hoạt động du lịch; trong đó, 350 lao động trực tiếp, còn lại là lao động gián tiếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục