Nơi lạnh nhất trong vũ trụ có hình boomerang

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/1/2008 | 12:00:00 AM

Tinh vân hình chiếc nơ bướm này nằm trong chòm sao Centaurusm, cách trái đất hơn 5.000 năm ánh sáng, và là nơi lạnh lẽo nhất trong vũ trụ.

Nó hình thành xung quanh một ngôi sao trung tâm sáng rực, đang xả khí ở những giây phút hấp hối.

Tinh vân Boomerang là một nơi đặc biệt. Năm 1995, sử dụng kính thiên văn lớn của Thuỵ Điển đặt tại Chile, các nhà thiên văn đã phát hiện nó có nhiệt độ âm 272 độ C, và chỉ ấm hơn 1 độ so với độ 0 tuyệt đối (giới hạn thấp nhất của nhiệt độ).

Ngay cả bức xạ nền còn lại từ thời Big Bang (âm 270 độ C) cũng còn ấm hơn tinh vân này. Nó cũng là vật thể duy nhất tìm thấy tới nay có nhiệt độ thấp hơn cả bức xạ nền vũ trụ.

Hình dáng chiếc nơ bướm của tinh vân dường như là hậu quả của một luồng gió cực kỳ dữ dội, với vận tốc khoảng 310.000 dặm mỗi giờ, thổi không khí cực lạnh ra xa khỏi tâm ngôi sao đang chết. Ngôi sao này đang mất đi lượng vật liệu bằng khoảng một phần nghìn khối lượng mặt trời mỗi năm, trong suốt 1.500 năm qua, nhanh gấp 10-100 lần các vật thể tương tự.

Sự mở rộng nhanh chóng của tinh vân cho phép nó trở thành vùng lạnh nhất trong vũ trụ. 

(Theo VEE)

Các tin khác

YBĐT - Vừa qua, Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái tiến hành thanh tra về an toàn và kiểm soát bức xạ tại Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái, Bệnh viện Đa khoa thành phố Yên Bái và Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Chấn.

Động cơ của BepiColombo

Hãng Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã ký hợp đồng chế tạo BepiColombo, thiết bị vũ trụ hợp tác đầu tiên giữa châu Âu và Nhật Bản để phóng lên nghiên cứu Sao Thủy.

Hệ thống Nidek dựa trên nguyên lý chuyển đổi hình ảnh thành xung số

Các nhà khoa học từ ĐH Osaka, Công ty Nidek và Viện Khoa học và công nghệ Nara (Nhật Bản) đang hợp tác chế tạo cặp kính mát "thông minh" giúp mang lại ánh sáng cho người mù.

Các kỹ sư tại Đại học Washington (Mỹ) lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật vi cấu trúc để chế tạo một loại kính mềm dẻo, an toàn về sinh học, cho phép người bình thường có thể nhìn được như... siêu nhân. Công trình được công bố tại Hội nghị quốc tế về Hệ thống Cơ khí Vi mạch của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử ngày 19/1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục