Yên Bái: Để chất phóng xạ không ảnh hưởng đến môi trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật bức xạ, hạt nhân đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống như: y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học... và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn của Yên Bái đã kiểm soát tốt chất phóng xạ, hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân dân và môi trường.

Feldpast - nguyên liệu sản xuất công nghiệp có chứa bức xạ.
Feldpast - nguyên liệu sản xuất công nghiệp có chứa bức xạ.

Qua kiểm tra một số cơ sở công nghiệp trên địa bàn, chỉ có 1 cơ sở sử dụng nguồn xạ chuyên dụng là Công ty cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái, sử dụng 2 nguồn Cs137 (Model: FLW - II); Cs 137, (Model: FLWK)- sử dụng cho việc kiểm tra định lượng clinke và điều khiển tín hiệu: 1 nguồn sử dụng từ năm 2003 và 1 từ 2005. Kết quả kiểm tra cho thấy mặc dù suất liều kiểm tra sát nguồn 1-2 mét tới 0,8 cao hơn mức 0,5  Sv/h, nhưng trong khu vực kiểm soát của nhân viên vận hành, không có người qua lại nên vẫn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

Trong số các cơ sở không có nguồn chuyên dụng, đối tượng kiểm tra là các thiết bị hoạt động và khu vực sản xuất, khu nguyên vật liệu, chỉ có 1 cơ sở (1/11- chiếm 9%) có liều suất cao hơn Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) (đạt tới 0,92), tại khu chứa nguyên liệu Feldpast của Xí nghiệp Chế biến nguyên liệu gốm sứ. Các vật liệu này có phát xạ nhẹ từ trên 0,5 - 0,92 tại tất cả các điểm đo. Đối với 2 khu công nghiệp và 2 khu dân cư được kiểm tra an toàn bức xạ (ATBX), các giá trị suất liều đo được tại vị trí cách mặt đất 1m dao động trong khoảng 0,19 – 0,29 đối với khu công nghiệp và 0,2 - 0,3 đối với khu dân cư. Các giá trị này đều nằm trong mức chung về phông môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như lao động sản xuất của người dân và các khu sản xuất.

Qua đợt khảo sát, điều tra, thống kê các nguồn phóng xạ và các thiết bị bức xạ trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy công tác quản lý bức xạ đã được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, công tác an toàn và kiểm soát bức xạ (AT&KSBX), quản lý liều chiếu xạ nghề nghiệp, công nghiệp, liều chiếu xạ dân chúng, đảm bảo an toàn trong chiếu xạ y tế và công nghiệp nói chung chưa được thực hiện một cách đầy đủ và theo đúng quy định.

Theo các cán bộ chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ, để công tác quản lý bức xạ trong địa bàn tỉnh được thực hiện một cách triệt để, các cơ quan có thẩm quyền, cần tạo điều kiện để những người có liên quan tới vận hành và tiếp xúc với thiết bị và khu vực có bức xạ được tham gia các lớp tập huấn về ATBX; các thành viên của cơ quan quản lý cơ sở cần được tăng cường nâng cao trình độ quản lý chuyên ngành, được trang bị đầy đủ các cơ sở pháp lý, quy định hiện hành của Nhà nước.

Vấn đề cần quan tâm nhất đối với an toàn bức xạ của tỉnh là tập trung vào các cơ sở y tế và các cơ sở công nghiệp có sử dụng nguồn; đáp ứng các yêu cầu đối với chiếu xạ nghề nghiệp; đảm bảo cho tất cả nhân viên tham gia vào các hoạt động liên quan đến chiếu xạ nghề nghiệp như: giới hạn chiếu xạ nghề nghiệp; tối ưu an toàn bức xạ nghề nghiệp; lập hồ sơ các biện pháp bảo vệ an toàn nghề nghiệp; thiết lập các chính sách, qui trình, tổ chức thực hiện kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp; trang bị máy móc, thiết bị, dịch vụ bảo đảm an toàn; chuẩn bị trang bị bảo hộ, thiết bị kiểm xạ, huấn luyện sử dụng; đào tạo nhân lực về bảo vệ ATBX; trao đổi và hợp tác để thi hành các văn bản qui phạm pháp luật có hiệu quả...

Đối với các cơ sở phát xạ tự nhiên, bị ảnh hưởng bức xạ cục bộ nên bố trí thời gian làm việc hợp lý, khoanh vùng các khu vực có suất liều cao. Các cơ sở này cũng cần phải trang bị thí điểm một số liều kế cá nhân để theo dõi liều hấp thụ của những nhân viên phải làm việc, tiếp xúc trực tiếp tại các khu vực có suất liều cao. Các khu bãi thải, khu chứa các vật liệu có khả năng phát xạ phải được qui hoạch riêng, hạn chế công nhân tiếp xúc và cách xa khu dân cư.

Đối với các cơ sở có sử dụng các nguồn phóng xạ phải hoàn thiện ngay những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý thiết bị và an toàn cho nhân viên trực tiếp vận hành nguồn cũng như những người có liên quan đặc biệt quan tâm đến vấn đề che chắn nguồn, trang bị bảo hộ và liều kế cá nhân… Khu vực đặt nguồn phải có biển báo nguy hiểm bức xạ, tín hiệu cấm những người không có liên quan đến khu vực.

Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tăng cường hướng dẫn các cơ sở bức xạ tuân thủ theo đúng nguyên tắc an toàn bức xạ, hướng dẫn làm thủ tục cấp phép và các vấn đề liên quan cho các đơn vị; thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, việc chấp hành các quy định của pháp luật về AT&KSBX; phối hợp với cơ sở bức xạ để tiến hành kiểm định và hiệu chuẩn các thông số kỹ thuật của nguồn, thiết bị phát bức xạ, định kỳ kiểm tra suất liều bức xạ nhằm đảm bảo ATBX cho nhân viên làm việc cũng như môi trường xung quanh…

Khánh Linh

Các tin khác
Nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc - ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM

Lần đầu tiên ở VN, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM - ĐH Quốc gia TPHCM) đã thành công trong việc tạo ra tinh trùng chuột từ tế bào gốc thu nhận từ tinh hoàn chuột. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu điều trị vô sinh ở những người nam không có khả năng tự sản sinh ra tinh trùng.

Đồ dùng bằng chất dẻo đem lại nhiều thuận lợi vì nhẹ, ít vỡ và lại rẻ.v.v... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã cảnh báo chúng có thể gây hại cho sức khoẻ con người lẫn súc vật.

Máy bay

Các nhà khoa học ĐH Công nghệ Delft (Hà Lan) cho biết họ vừa chế tạo thành công máy bay gắn camera nhỏ nhất thế giới có cách bay giống như chuồn chuồn.

Trẻ em Trung Quốc xem nhật thực vào ngày 19/3/2007.

Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện tượng nhật thực toàn phần có thể sẽ diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam (VN) vào chiều 1/8. Trước đó, tại VN, năm 1995, người dân đã được quan sát hiện tượng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục