Cỏ chống sạt lở, bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vetiver là điển hình của giống cỏ miền nhiệt đới; có nhiều giống, chủ yếu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cỏ Vetiver mọc thẳng đứng; có độ cao khi trưởng thành đạt từ 1,5-2 m; thân cứng, chắc; cỏ có thể mọc sát với nhau, tạo thành hàng rào cỏ dày đặc, có khả năng hạn chế xói mòn, ngay cả khi có dòng nước xiết chảy qua, và phân tán dòng nước chảy tràn trên bề mặt rất hiêụ quả.

Cỏ Vetiver có bộ rễ chùm rất độc đáo, ăn sâu xuống đất từ 3-4m, ken dày với nhau, làm thành một bức tường ngầm vững chắc, nhờ đó nó có khả năng chống sạt lở và chịu hạn rất cao. Khả năng tái sinh của cỏ Vetiver khá mạnh, nhờ các chồi non phát triển từ phần cổ rễ dưới mặt đất, từ đó chống chịu được lửa cháy, sương gió, sự tàn phá của gia súc, sự vùi dập của đất cát, và  có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Theo các nhà khoa học, cỏ Vetiver chịu được những biến đổi lớn về khí hậu như hạn hán, ngập úng, và nhiệt độ từ -22oc- 55oc, có khả năng phục hồi nhanh sau khi bị tác động bởi khô hạn, sương giá, ngập mặn; có thể thích nghi rộng, với nhiều loại đất có độ pH dao động từ 3,3-12,5, các loại đất kiềm, đất mặn, đất chứa nhiều Na,Mg,Al,Mn; có khả năng hấp thụ các chất hoà tan trong nước như N, P và các nguyên tố kim loại nặng.

Cỏ Vetiver đã được du nhập vào Việt Nam từ lâu, được gọi là cỏ Hương bài, chủ yếu là để sản xuất tinh dầu. Vào năm 1998, qua mạng lưới cỏ Vetiver quốc tế, Mạng lưới Vetiver Việt Nam được thành lập. Từ đó cỏ Vetiver mới được biết đến một cách đầy đủ về tác dụng chống xói mòn, giữ đất và bảo vệ môi trường bằng kết quả nghiên cứu thử nghiệm của Viện Nông hoá thổ nhưỡng và Trường Đại học Tổng hợp Cần Thơ. Từ kết quả nghiên cứu, cỏ Vetiver bắt đầu được phát triển rộng khắp các tỉnh thành, nhất là các tỉnh từ miền Trung trở vào.

Đồng thời từ năm 2001, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giao thông vận tải, đã có chủ trương cho phép trồng cỏ Vetiver nhằm góp phần giảm nhẹ thiên tai, và bảo vệ cơ sở hạ tầng. Năm 2003, Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường (Bến Tre) đã phối hợp với Công ty Thiên Sinh thực hiện đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống cỏ Vetiver để chống xói mòn, sạt lở các công trình giao thông, thủy lợi Bến Tre. Kết quả đề tài đã được đánh giá cao và đang tiếp tục nhân rộng. Năm 2004 Sở Khoa học - Công nghệ Khánh Hòa đã đưa cỏ Vetiver vào trồng trên một số đoạn trên đường lên Hòn Bà (có độ cao trên 1.500m).

Sau hai năm theo dõi, kết quả cho thấy tỉ lệ sống đạt khoảng 80% và có tác dụng hạn chế rất nhiều sạt lở, xói mòn taluy nhờ bộ rễ đan xen giữ đất. Bên cạnh đó, khi cỏ Vetiver phát triển tốt đã giúp một số thực vật hoang dại hồi sinh và phát triển mạnh.

Năm 2002, cỏ Vetiver cũng  được Bộ GT-VT ứng dụng trồng để chống sạt lở đường Hồ Chí Minh , suốt từ địa phận tỉnh Thanh Hoá đến Kon Tum. Mới đây Ban quản lý dự án Sông Hương cũng đã trồng để chống xói lở bờ sông ở khu vực kè Xước Dũ, xã Hương Hồ, Huyện Hương Trà (Thừa Thiên Huế) rất có kết quả. Đặc biệt, hiệu quả từ cỏ Vetiver trồng tại địa phương mà  ông Trần Văn Mì - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn (An Giang), chứng minh bằng những con số khá thuyết phục. Ông nói: “Hằng năm tỉnh mất trên 3.750.000m3 đất do sạt lở, ước thiệt hại trên 16 tỉ đồng. Kết quả trồng cỏ Vetiver để chắn sóng, chống lũ, lún, sạt lở ở các vùng đầu nguồn lũ đã phát huy tác dụng”. Qua hai mùa lũ 2004-2005, những nơi trồng cỏ Vetiver ở khu vực phía đông của công trình kênh Bảy Xã ở An Phú, Tân Châu (An Giang) vẫn chưa bị thiệt hại do sạt lở. Hiện ở An Giang đã có sáu huyện thị trồng được tổng chiều dài trên 60km, với 1,7 triệu bụi cỏ Vetiver.  An Giang đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ trồng khoảng 5,8 triệu bụi cỏ Vetiver phòng hộ, tương đương 3.088ha. . Đến nay, cỏ Vetiver đã được trồng trên 40 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 12/13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long .

Từ những kết quả sử dụng cỏ Vetiver trong việc chống sạt lở, xói mòn đất và bảo vệ môi trường tại Việt Nam mà tháng 10//2006, hội nghị quốc tế lần thứ 4 được tổ chức tại Venezuela,  đã trao tặng cho Mạng lưới Vetiver Việt Nam các giải thưởng lớn như: “Quán quân Vetiver”; giải “ Giảm nhẹ thiên tai” và giải “Chứng nhận trình độ cấp 1”.

Vậy là tác dụng của loại cỏ Vetiver trong việc chống sạt lở đã được thực tiễn sản xuất kiểm chứng.        

 Những năm gần đây, tình hình mưa bão, lũ lụt, sạt lở… đã liên tục diễn ra, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của tại tỉnh Yên Bái. Vì vậy, xin giới thiệu một số kết quả của việc sử dụng cỏ Vetiver trong việc chống sạt lở, giữ nước, bảo vệ môi trường trên thế giới và trong nước những năm gần đậy, để bạn đọc tham khảo. Hy vọng cỏ Vetiver  tiếp tục được nghiên cứu, phát triển rộng  tại Yên Bái, góp phần giảm thiểu tối đa những thiệt hại do thiên nhiên gây ra.

Đoàn Quang Lân

Các tin khác
Ý tưởng về một hệ thống điện phân hạch hạt nhân trong không gian

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) đang thử nghiệm khả năng sử dụng một hệ thống điện phân hạch hạt nhân để sản xuất ổn định 40 kilowatt điện trên bề mặt mặt trăng.

Trạm nổi "Cực Bắc - 36" của Nga tại Bắc cực ngày 8/9 bắt đầu đi vào hoạt động với việc quốc kỳ của Liên bang Nga được kéo lên trên trạm.

Máy cắt GerberCutter DCS3600

Gerber Technology, một thành viên của Gerber Scientific, Inc vừa tung ra dòng sản phẩm cải tiến DCS3600/3600L có độ chính xác, tốc độ và độ linh hoạt cao.

Công nhân Công ty Cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đang tạo hình sản phẩm. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một vấn đề rộng lớn, thuộc nhiều lĩnh vực: văn học nghệ thuật, kiến trúc, sản xuất nông lâm nghiệp, trong bài viết này chỉ đề cập đến SHTT liên quan tới các doanh nghiệp được quy định trong Luật SHTT đó là quyền sở hữu công nghiệp (SHCN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục