Việt Nam sẽ sớm đưa IPv6 vào cuộc sống

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/5/2013 | 1:43:13 PM

Công tác triển khai IPv6 tại Việt Nam được xác định quyết định tương lai Internet, chính vì vậy, từ phía cơ quan quản lý nhà nước cùng các doanh nghiệp đều rất nỗ lực trong việc đưa IPv6 vào cuộc sống…

Hai năm sau khi Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ra công bố chính thức về việc cạn kiệt IPv4 (kể từ ngày 15/4/2011) và chuyển sang chính sách cấp có hạn chế, việc triển khai IPv6 cho mạng Internet đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên bắt buộc.

 

Nhiều quốc gia đã thực hiện lộ trình chuyển đổi cho mạng lưới công nghệ thông tin của quốc gia với nền tảng IPv6, với nhiều ứng dụng cập nhật cho mạng Internet và điện thoại. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, với việc thành lập Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia (IPv6TF) và ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6” để xác định rõ lộ trình, từng bước chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cho mạng Internet quốc gia.


Theo Trung tâm Internet Việt Nam - đơn vị thường trực Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Internet của Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nghiên cứu, triển khai IPv6.

 

Những hoạt động mà Thường trực Ban công tác cũng như các doanh nghiệp Internet tiêu biểu thực hiện được đã cơ bản đáp ứng các mục tiêu đặt ra của Giai đoạn 1. Đặc biệt là công tác phổ cập kiến thức cơ bản về IPv6, từ mức độ nhận thức còn mơ hồ trong việc triển khai, đến nay IPv6 đã được thừa nhận như một thực tế tất yếu. Việc Trung tâm Internet Việt Nam và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phối hợp khai trương IPv6 Việt Nam xác định thời điểm mạng IPv6 quốc gia chính thức hình thành, sẽ là nền tảng cho việc triển khai cung cấp các dịch vụ sử dụng IPv6.

 

Cho tới thời điểm hiện tại, triển khai IPv6 tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong Giai đoạn 1 Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 như phổ cập kiến thức cơ bản về IPv6; tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, phát triển các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển IPv6; hình thành mạng thử nghiệm IPv6 quốc gia. Thiết lập đường kết nối thuần IPv6 từ Việt Nam đi quốc tế…

 

Việc thúc đẩy nâng cao nhận thức và chuẩn bị về kiến thức IPv6 là kết quả quan trọng nhất đã đạt được trong giai đoạn vừa qua. Từ mức độ nhận thức còn mơ hồ trong việc triển khai IPv6, các tổ chức, doanh nghiệp Internet Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc triển khai IPv6. Tại một số đơn vị, doanh nghiệp, nhận thức này đã được chuyển biến thành hành động cụ thể, hướng đến mục tiêu chung là đưa quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 nhanh chóng và an toàn. Tại Việt Nam, IPv6 đã được thừa nhận như một thực tế tất yếu.

Mạng lưới VNPT đề có khả năng hỗ trợ IPv6


Được đánh giá là doanh nghiệp điển hình và rất tích cực trong việc triển khai IPv6, ngay từ năm 2003, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, trực tiếp là Công ty VDC đã nghiên cứu và thử nghiệm IPv6. Đến thời điểm này, VNPT đã sẵn sàng cung cấp một số dịch vụ IPv6 cơ bản cho khách hàng.

 

Bám sát Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành năm 2011, VNPT đã xây dựng kế hoạch triển khai IPv6 của VNPT tuân thủ kế hoạch IPv6 quốc gia và phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của VNPT. Kết thúc giai đoạn chuẩn bị cho dự án triển khai IPv6, hiện VNPT đã có kết nối thuần IPv6 quốc tế và kết nối IPv6 với mạng trung chuyển Internet quốc gia VNIX. Đối với mạng di động 2G/3G, VNPT đang xây dựng phương án và kế hoạch triển khai dịch vụ IPv6 trên mạng thực tế.

VNPT cũng đã tiến hành khảo sát năng lực thiết bị trên mạng lưới của Tập đoàn bao gồm: mạng băng rộng cố định, mạng di động 2G/3G, mạng di động LTE/4G, thiết bị đầu cuối khách hàng. Kết quả cho thấy thiết bị trên mạng lưới VNPT đều có khả năng hỗ trợ IPv6, nhưng do thiết bị đầu khách hàng hỗ trợ IPv6 chưa phổ biến nên việc thử nghiệm kỹ thuật mới chỉ có thể tiến hành trong phạm vi VNPT.

 

Tới thời điểm này, VNPT đã sẵn sàng để cấp một số dịch vụ IPv6 cơ bản cho khách hàng như dịch vụ Internet cố định (xDSL, FTTx), 3G, dịch vụ di động LTE/4G, Mạng riêng ảo - VPN, hosting, email, DNS, Dịch vụ lưu trữ dữ liệu FTP.

 

Thời gian tới, VNPT sẽ triển khai dịch vụ IPv6 cho một số khách hàng để từ đó có thể đánh giá, nghiên cứu triển khai trên diện rộng và để đến năm 2020, toàn bộ khách hàng của VNPT có thể tương thích hoàn toàn với IPv6.

 

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Lãnh đạo Đài THVN và TP. Đà Nẵng trao giải cho đội vô địch Robocon 2013.

Vượt qua đối thủ cùng trường, đội LH - SEE của Đại học Lạc Hồng đã đoạt ngôi vô địch Robocon 2013 với chiến thắng tuyệt đối “Green Planet” trong 51 giây trước đội : LH-NVN EAGLE cũng của Đại học Lạc Hồng.

Ảnh minh họa.

Trang tin AllThingsD vừa tiết lộ rằng, Giám đốc điều hành Marissa Mayer của hãng Yahoo đã tiến hành đàm phán với các giám đốc của Hulu nhằm thảo luận về khả năng mua lại nhà cung cấp dịch vụ video trực tuyến này.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết như vậy trong cuộc họp ngày 8/5 giữa Cục Viễn thông và các nhà mạng nhằm thực hiện đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam.

Ngoài những “bom tấn” đã làm mưa làm gió trong thị trường máy tính bảng thì không ít máy tính bảng chất lượng với mức giá bán hấp dẫn xuất hiện trong danh sách này. Dưới đây là 10 tablet được đánh giá là tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục