Quay phim CSGT phải xin phép: “Dư luận hiểu sai văn bản”(?)

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2013 | 8:14:00 AM

Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn - phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt, Bộ Công an - khẳng định như vậy khi chúng tôi đề cập đến văn bản 1042/C67-P3 do cục này ban hành được dư luận hiểu là làm khó nhà báo, người dân trong giám sát hoạt động của CSGT.

Cảnh sát giao thông giải thích lỗi cho người vi phạm tại giao lộ Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2, Q.10 (TP.HCM)
Cảnh sát giao thông giải thích lỗi cho người vi phạm tại giao lộ Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2, Q.10 (TP.HCM)

Cụ thể, đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định công dân và nhà báo có quyền quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT vì pháp luật không cấm.

Ngày 20-8, ông Lê Hồng Sơn, cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, cho biết đã nhận được văn bản 1042 do Cục CSGT đường bộ - đường sắt phát hành và đang xem xét mức độ đúng đắn của văn bản này. Sau khi xem xét, cục sẽ có ý kiến chính thức.

Trước đó, ngày 26-4-2013, văn bản số 1042/C67-P3 do đại tá Trần Sơn Hà, phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt, ký gửi trưởng phòng CSGT, công an các tỉnh, thành phố quán triệt một số nội dung.

Văn bản này nêu quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm có một số đối tượng vi phạm giao thông lợi dụng mối quan hệ nhờ tác động, xin bỏ qua vi phạm, có đối tượng đã có thái độ chửi bới, lăng mạ, thậm chí chống lại lực lượng đang thực thi nhiệm vụ, hoặc giả danh phóng viên báo, đài sử dụng các thiết bị ghi hình lực lượng tuần tra kiểm soát.

Cụ thể, thời gian gần đây ở Thanh Hóa, Bình Thuận đã xảy ra việc một số đối tượng giả danh nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát. Vì vậy, Cục CSGT đề nghị các trưởng phòng chỉ đạo cán bộ chiến sĩ quán triệt, thực hiện nghiêm túc quy định của bộ về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, tư thế, lễ tiết, tác phong...

Văn bản cũng nêu rõ: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Dư luận người dân đặt vấn đề nội dung trên đã hạn chế quyền của công dân và nhà báo thực hiện quyền giám sát đối với lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ.

Về vấn đề này, đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định CSGT không có quyền can thiệp vào việc phóng viên tác nghiệp, quay phim chụp ảnh và không có hạn chế gì cả. Với công dân cũng vậy, ở những địa điểm không cấm quay phim, chụp ảnh thì công dân có quyền được quay phim chụp ảnh và thực hiện quyền giám sát của mình.

Ông Tuấn cho biết văn bản 1042 là văn bản nội bộ của lực lượng CSGT nhằm nhắc nhở cán bộ chiến sĩ thực hiện đúng tác phong làm việc chứ không phải cản trở báo chí.

Theo ông Tuấn, thời gian qua đã xảy ra tình trạng người vi phạm bị xử phạt, sau đó có hành vi quay phim chụp ảnh, kích động gây ức chế đối với CSGT làm nhiệm vụ rồi cắt xén, đưa lên mạng Internet, Facebook làm sai lệch hình ảnh cán bộ chiến sĩ CSGT.

Trước tình hình đó, Cục CSGT có công văn nhắc nhở về kỷ cương tác phong làm việc của cán bộ chiến sĩ đề phòng những đối tượng lợi dụng việc quay phim, chụp ảnh để sử dụng vào mục đích xấu như trên.

Đối với việc phóng viên, nhà báo quay phim chụp ảnh là hoạt động báo chí được quy định tại Luật báo chí, báo chí cứ giám sát bình thường và cán bộ nào sai thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. CSGT phải có trách nhiệm tích cực phối hợp với báo chí để tuyên truyền đúng theo pháp luật, ông Tuấn khẳng định. Đối với nội

dung trong văn bản 1042 quy định “Nếu đúng nhà báo thì thông báo cho cơ quan chủ quản”, đại tá Tuấn lý giải chỉ thông báo khi các nội dung báo chí phản ánh chưa thống nhất với cơ quan công an chứ không phải thông báo nếu có nhà báo quay phim, chụp ảnh khi CSGT làm nhiệm vụ.

Ngoài ra khi nhà báo quay phim, chụp ảnh mà có lời lẽ hành vi không đúng mực, kích động người dân thì mới kiểm tra, xử lý để thông báo về cơ quan. Nếu nhà báo làm nhiệm vụ mà cán bộ chiến sĩ CSGT hỏi thì cũng có quyền không nói về cơ quan của mình.

(Theo TTO)

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn.

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên tuyến QL46, đoạn qua huyện Nam Đàn, Nghệ An. Chiếc siêu xe này thuộc sở hữu của một đại gia phố núi Hương Khê, Hà Tĩnh.

Tạm dừng hoạt động tàu cao tốc cánh ngầm lắp một động cơ từ 1/9.

Ngày 20/8, Bộ GTVT ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động tàu cao tốc cánh ngầm lắp một động cơ từ ngày 1/9 tới.

Sáng nay 19-8, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Vị Xuyên, Hà Giang xác nhận đang theo dõi, cấp cứu bốn nạn nhân trong vụ lật xe chở khách trên địa bàn huyện.

Hiện trường vụ cháy xe

Vào sáng 18/8, trong lúc đang di chuyển trên quốc lộ 1A hướng Bắc Nam thuộc địa phận huyện Nghi Lộc (Nghệ An), một chiếc xe khách giường nằm đột nhiên bốc cháy dữ dội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục