Hãy tự bảo vệ chính mình!

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/10/2013 | 10:40:49 AM

YBĐT - Từ ngày 15/10, Nghị định số 93 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa có hiệu lực; trong đó có chế tài xử phạt người điều khiển và người đi đò không mặc áo phao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trên từng chuyến đò, điều cốt yếu vẫn là trách nhiệm của chủ đò và ý thức tự giác của mỗi người dân.

Do chủ quan nên nhiều người dân vẫn không mặc áo phao khi đi đò.
Do chủ quan nên nhiều người dân vẫn không mặc áo phao khi đi đò.

Để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đường thủy, đặc biệt là cho người đi đò, từ năm 2005, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai rầm rộ cuộc vận động người đi đò mặc áo phao. Gần đây nhất, năm 2012, bộ này đã triển khai Thông tư 15 về trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh đối với các phương tiện vận tải công cộng đường thuỷ.

Nhưng qua một năm triển khai, việc trang bị áo phao trên các phương tiện đường thuỷ nội địa chỉ mang tính chất đối phó với lực lượng chức năng. Sáng ngày 21/10, chúng tôi có mặt tại bến đò ngang Y Can-Cổ Phúc, một trong những bến có lượng người qua sông nhiều nhất trên địa bàn tỉnh (khoảng 400 lượt người/ngày).

Điều 55 Nghị định 93 quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
Để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân, cứ 15 phút lại có một chuyến đò sang sông. Tuy nhiên, đa phần những người đi đò đều từ chối không mặc áo phao hay phao cầm tay. Khi được hỏi ai cũng cho rằng áo phao sẽ giúp họ an toàn hơn nhưng sự chủ quan vẫn còn in sâu trong tiềm thức.

Theo ông Lê Văn Hào, tổ trưởng tổ tự quản về trật tự ATGT, để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, tổ tự quản thường xuyên duy trì 2 thuyền được trang bị đầy đủ áo phao cũng như phao cầm tay, đồng thời thường xuyên nhắc nhở người đi đò mặc áo phao. Tuy nhiên, không ai đi đò cũng thực hiện, chỉ khi có lực lượng chức năng, đoàn kiểm tra họ mới miễn cưỡng mặc áo phao, hoặc chỉ khoác vào lấy lệ.

Ông Trịnh Trọng Ơn, làm nghề lái xe ôm tại bến đò này cho biết: “Chỉ khi nào nước lớn hay có đoàn kiểm tra thì mới thấy người ta mặc áo phao, còn bình thường rất ít người mặc”.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 bến đò ngang, tập trung chủ yếu tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên. Mặc dù thời gian qua trên địa bàn tỉnh chưa có vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng nào xảy ra nhưng Yên Bái có hệ thống giao thông đường thủy phân bố khá rộng, ngoài hồ Thác Bà rộng lớn còn có hệ thống đường sông với tổng chiều dài gần 200 km, trong đó sông Hồng khoảng 115km, sông Chảy khoảng 83km.

Trên các tuyến trọng điểm này có hàng trăm phương tiện hoạt động vận tải chở khách và hàng hóa, do vậy, việc quản lý, kiểm soát ATGT đường thủy gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong điều kiện ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ phương tiện và người dân còn thấp nên nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Trong khi đó, quy định về mặc áo phao khi đi đò đã có từ lâu nhưng chưa có chế tài xử phạt cụ thể nên việc mặc áo phao lâu nay chỉ mang tính chất đối phó với các lực lượng chức năng. Do vậy, thời gian tới bên cạnh tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thì các ngành chức năng, chính quyền địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyển, nâng cao ý thức tự giác, đặc biệt là việc mặc áo phao của người đi đò…

Hùng Cường

Các tin khác
Hiện trường vụ tai nạn.

Vào lúc 11 giờ ngày 27/10, một vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trên quốc lộ 1A, thuộc địa bàn thôn Quán Thẻ 1, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

Chiếc xe lật ngửa dưới vực sâu 20m.

Vào hồi 18 giờ 30 phút ngày 25/10, xe ô tô khách BKS 15B-01076 chở 47 người từ Hải Phòng lên lễ đền Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai), đã bị mất phanh, lao xuống vực sâu hơn 20 mét.

Hiện trường vụ tai nạn

YBĐT - Hai thanh niên điều khiển xe máy Jupiter biển số 29T7 - 3673 chạy với tốc độ cao, vào khúc cua đã đâm trực diện vào xe máy Dream biển số 21T5 – 3981 do một người điều khiển

Bảy phụ nữ đã thiệt mạng trong vụ chìm thuyền trên sông Măng (đoạn chảy qua ấp 8, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước giáp ranh với Vương quốc Campuchia).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục