Những địa phương nào sẽ cùng Cục Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra vi phạm trên sông Hồng?

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/2/2024 | 8:44:20 AM

Trong dịp lễ hội mùa xuân 2024, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ phối hợp với công an các địa phương trên tuyến sông Hồng để tăng cường kiểm tra trật tự an toàn giao thông đường thủy.

Cục CSGT phối hợp với nhiều địa phương kiểm tra vi phạm trật tự ATGT trên sông Hồng.
Cục CSGT phối hợp với nhiều địa phương kiểm tra vi phạm trật tự ATGT trên sông Hồng.

Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an), đơn vị này đang phối hợp với công an các địa phương trên tuyến sông Hồng (các tỉnh, thành: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định) và các địa bàn giáp ranh gồm Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương để tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của tàu thuyền dịp lễ hội mùa xuân 2024.

Yêu cầu đặt ra trong kế hoạch phối hợp giữa Cục CSGT và công an các địa phương là xử lý nghiêm các vi phạm, giải quyết tận gốc, không để tình trạng phạt cho tồn tại.

Cụ thể, đối với vi phạm về quá vạch dấu mớn nước an toàn, cảnh sát sẽ kiểm tra tại đầu bến. Còn đối với trường hợp vi phạm trên đường vận chuyển, bên cạnh việc xử phạt sẽ kiên quyết yêu cầu quay về bến gốc và thực hiện việc hạ tải tại các cảng bến do cơ quan xử phạt yêu cầu. Đồng thời người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa để tàu thuyền vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa cũng sẽ bị xử lý.

Nếu bắt được tàu thuyền vi phạm về hoán cải, tổ công tác sẽ yêu cầu chủ tàu đưa tàu về trạng thái ban đầu hoặc đến cơ sở đăng kiểm gần nhất để đăng kiểm lại mới được phép hoạt động. Từ đó tập hợp, lập danh sách kiến nghị thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi tàu, thuyền thực hiện không đúng các quy định trong giấy phép.

Cuối cùng, đối với các cảng, bến thủy nội địa có hành vi tổ chức cho tàu thuyền vào neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa tại các vị trí chưa được công bố, cấp phép hoạt động, sau khi xử lý phải lập danh sách và thông báo cho chính quyền địa phương nơi có cảng, bến thủy không phép hoạt động.

Cục CSGT thông tin, trong 2 tháng qua, các tổ công tác đã kiểm tra 2.954 lượt tàu thuyền, phạt 85 trường hợp gồm các lỗi như: Quá vạch mớn nước, vi phạm bằng lái, chứng chỉ chuyên môn, không giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, vi phạm nồng độ cồn, không có hóa đơn… Các đơn vị chức năng đã phạt tiền 461 triệu đồng, tịch thu khoảng 1.500m3 cát.

Ngoài ra, cảnh sát giao thông còn bắt giữ 12 tàu thuyền có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và làm giả hồ sơ nguồn gốc hàng hóa, hiện đang phối hợp với Công an TP. Hà Nội xác minh.

(Theo SKĐS)

Các tin khác

Bằng lái xe hạng A4 lái được xe gì? Thi bằng lái xe hạng A4 gồm những phần thi nào? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Chiếc xe ô tô đâm trực diện vào lan can ven đường quốc lộ 1A.

Đang di chuyển trên quốc lộ 1A tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, chiếc xe ô tô khách bỗng nhiên tông xuyên vào lan can bên đường khiến sáu người bị thương.

Chiếc xe khách trước khi gặp sự cố. (Ảnh cắt từ clip)

Từ Tam Đảo xuống núi, xe khách chở gần 30 cán bộ hưu trí ở Bắc Ninh bất ngờ đâm gãy hàng rào hộ lan, lao xuống vực.

Đoạn đường hai làn xe cho hai chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai chỉ có vạch kẻ liền tách hai chiều xe chạy nhưng không có dải phân cách.

Dù cơ quan quản lý khẳng định hệ thống biển báo trên các tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư đều đầy đủ, việc rà soát phương án tổ chức giao thông thường xuyên được thực hiện, song thực tế, việc áp dụng phương án tổ chức giao thông cho cao tốc hoàn chỉnh vào cao tốc phân kỳ đầu tư là chưa hợp lý. Đã đến lúc cơ quan quản lý cần nghiên cứu việc tổ chức giao thông cho phù hợp với điều kiện của những tuyến đường cao tốc mới, đảm bảo sự an toàn của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục