Vi phạm an toàn đường thủy, phạt tới 30 triệu đồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2011 | 8:19:44 AM

Từ 15/9, các phương tiện thủy nội địa nếu không trang bị các loại thiết bị an toàn sẽ bị phạt từ 200 ngàn đến 2 triệu đồng.

Nghị định mới đặc biệt phạt nặng các phương tiện sai phạm về chở quá số người quy định.( Ảnh minh họa Internet).
Nghị định mới đặc biệt phạt nặng các phương tiện sai phạm về chở quá số người quy định.( Ảnh minh họa Internet).

Đó là những nội dung mới được quy định trong Nghị định 60/2011/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 15/9, và thay thế Nghị định 09/2005/NĐ-CP và Nghị định 156/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Theo đó các mức xử phạt được tăng nặng nhằm tăng sức răn đe, ngăn ngừa các vi phạm trong lĩnh vực này. Phạt tiền từ 20 tới 30 triệu đồng với các hành vi vi phạm như xây dựng công trình trong phạm vi luồng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi luồng, phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa nếu không có giấy phép hoặc sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Phạt từ 100 ngàn đồng tới 30 triệu đồng, đối với các hành vi sử dụng đăng ký đăng kiểm giả, không có giấy phép khai thác cát, sỏi, hoặc khai thác cát trong luồng chạy tàu, không có chứng chỉ chuyên môn hợp lệ...

Đặc biệt, Nghị định mới này cũng quy định rõ ràng về mức phạt cụ thể đối với hành vi chở quá số người quy định của phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

Cụ thể, phạt tiền từ 10.000 - 20.000 đồng đối với chủ phương tiện chở vượt quá 20% số người theo quy định; phạt tiền từ 20.000 - 30.000 đồng nếu chở vượt trên 20% - 30%; phạt tiền từ 30.000 - 50.000 đồng và nếu chở vượt trên 50% số người theo quy định.

Chính quyền các địa phương nếu xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý sẽ bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với 1 trong các hành vi vi phạm như: Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn; trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn; gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn; lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm tài sản, phương tiện bị.

Hành vi gây tai nạn rồi bỏ trốn sẽ phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (quy định cũ phạt từ 2 - 3 triệu đồng) và xử phạt bổ sung đối với hành vi này là tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ 3 đến 6 tháng.

(Theo VTC)

Các tin khác

Do đường trơn, lại chạy với tốc độ cao, chiếc xe buýt chở hơn 40 người khi vào cua đã bất ngờ va quệt với xe tải đang lưu thông theo hướng ngược chiều và lật nhào xuống bên đường.

“Làm luật” tại một chốt CSGT đầu ngoài ở Quảng Bình.

Chiều 6-9, thiếu tướng Lê Ngọc Nam, phó tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an, đã trao đổi với Tuổi Trẻ về tình hình các vi phạm của lực lượng CSGT và việc mãi lộ của một số CSGT mà báo chí phản ánh.

Cảnh sát giao thông là lực lượng chính giữ gìn trật tự ATGT ở các địa phương.
(Ảnh: Huy Văn)

YBĐT - Thực hiện đề án của huyện Văn Yên, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ, các cấp, các ngành và các đoàn thể của Văn Yên đã vào cuộc thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

YBĐT - Trung bình, mỗi ngày trên cả nước có 30 người chết do tai nạn giao thông (TNGT), cộng lại mỗi năm có trên 1 vạn người chết và vài chục ngàn người bị thương vì lý do không đáng có này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục