Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/9/2011 | 2:09:44 PM

YBĐT - Sáng 16/9, tại thành phố Yên Bái đã diễn ra cuộc tọa đàm về Thực trạng, giải pháp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông” do Thường trực Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái chủ trì tổ chức.

Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ

Bà Hà Thị Liên - Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban ATTG quốc gia cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ, Ban an toàn giao thông các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ Lao Cai, Tuyên Quang, Hà Giang và một số điển hình trong phong trào ở các tỉnh đã tham dự cuộc tọa đàm.

Ngày 19/5/2000, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã ký Nghị quyết liên tịch số 02 về vận động “Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông”. Với việc thống nhất 3 nội dung phối hợp, nghị quyết nhằm chủ trương đưa nội dung an toàn giao thông về từng nhà, đến từng người, từng cộng đồng dân cư gắn với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Thông tin từ cuộc tọa đàm cho biết: Sau 11 năm thực hiện Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban ATGT quốc gia đã phối hợp triển khai nhiều phong trào đến cộng đồng và thu được nhiều kết quả quan trọng. Cả nước hiện có 66.980/105.769 khu dân cư đạt danh hiệu tiên tiến, trong đó 54.225 khu dân cư được công nhận văn hóa; gần 16 triệu trong tổng số gần 23 triệu hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Đây chính là những nhân tố thực hiện tốt phong trào Toàn dân tham gia đảm bảo ATGT.

MTTQ các cấp đã có kế hoạch, nội dung cụ thể từng năm triển khai đến các cấp, phát động xây dựng khu dân cư đảm bảo ATGT, hướng dẫn nhân dân và khu dân cư đăng ký, cam kết thực hiện; tổ chức tuyên truyền và phát hành các tài liệu có nội dung cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ phục vụ các tầng lớp nhân dân; xây dựng các mô hình điểm để nhân rộng gắn với bình bầu công nhận các khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông, coi đó là tiêu chuẩn để công nhận khu dân cư văn hóa.

13 ý kiến tham luận đã thông tin về thực trạng trật tự ATGT của mỗi tỉnh và tập trung trao đổi về những vấn đề liên quan đến tuyên truyền pháp luật ATGT, xác định đối tượng tuyên truyền, vai trò các tổ chức thành viên trong tham gia tuyên truyền ATGT; công tác phối hợp giữa Ban ATGT với Ủy ban MTTQ tỉnh; đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông; các mô hình như: Tổ tự quản giải tỏa lòng lề đường đảm bảo ATGT, mô hình đoạn đường kiểu mẫu, đoạn đường không có “điểm đen”, nâng cao nhận thức người dân về văn hóa giao thông…

Các ý kiến tham gia tại cuộc tọa đàm cũng cho rằng: hoạt động của ban an toàn giao thông ở một số địa phương chưa hiệu quả, vai trò của từng thành viên thông qua tổ chức của mình còn hạn chế; công tác tuyên truyền vận động chưa thường xuyên, hiệu quả chưa đồng đều; vai trò giám sát, thực thi pháp luật giao thông của MTTQ các cấp chưa được phát huy; lực lượng trực tiếp làm công tác giữ gìn trật tự ATGT còn mỏng, hạn chế về phương tiện.

Phó chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Hà Thị Liên đã phát biểu đánh giá cao sự cố gắng của MTTQ các cấp và Ban ATGT của 5 tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02. Bà Liên cho rằng, Cuộc tọa đàm là dịp để địa phương trao đổi với Trung ương, giữa các địa phương trao đối với nhau về những việc đã làm tốt, những việc còn khó khăn, hạn chế; những kinh nghiệm, những giải pháp, cơ chế để nâng cao hiệu quả phong trào.

Ủy ban MTTQ và Ban ATGT của các tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đề xuất các giải pháp sát với thực tiễn để thực hiện hiệu quả nghị quyết, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền trong hệ thống MTTQ và các tổ chức thành viên, hướng mạnh đến các khu dân cư. Đồng thời, đánh giá các mô hình đảm bảo trật tự ATGT ở các địa phương để rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tự quản trong phạm vi cả nước trong thời gian tới. - Bà Liên nhấn mạnh.

Quang Tuấn

Các tin khác

Lãnh đạo Bộ Công an vừa gửi điện tới các Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo một số đơn vị chức năng, chỉ đạo việc xử lý vi phạm của cảnh sát giao thông.

Người Mông ở vùng cao Mù Cang Chải chấp hành nghiêm việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
(Ảnh: H.N)

YBĐT - Mù Cang Chải là huyện vùng cao, tập trung đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện đi lại của một số xã còn khó khăn gây ảnh hưởng tới việc tuyên truyền an toàn giao thông (ATGT).

Hiện trường vụ tai nạn.

Chiếc xe tải mất phanh đã gây ra vụ tai nạn và liên tiếp “nghiền” nát 4 xe máy, làm 3 người bị thương và gây ùn tắc giao thông hàng giờ đồng hồ. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 11h30 phút ngày 15/9 trên cầu Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột.

YBĐT - Vừa qua, Tổ cảnh sát giao thông thuộc Đội quản lý hành chính - Công an huyện Lục Yên đã tổ chức buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho gần 200 học sinh và giáo viên Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện với nội dung thông tin về tình hình giao thông trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục