50 năm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái thực hiện lời Bác dạy

  • Cập nhật: Chủ nhật, 21/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - 50 năm qua, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã phấn đấu không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được những thành tích to lớn, có ý nghĩa quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước đưa tỉnh Yên Bái tiến lên theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, xứng đáng với danh hiệu cao quý Anh hùng LLVT nhân dân Đảng và Nhà nước đã phong tặng…

1. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng 11/1958) về nhiệm vụ, kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) phát triển kinh tế và văn hóa, tỉnh Yên Bái đã giành được những thắng lợi to lớn, tương đối toàn diện, tạo thêm điều kiện thuận lợi mở đường cho sự nghiệp cách mạng ở địa phương tiến lên những bước mới mạnh mẽ và vững chắc.

Trong giai đoạn này, tỉnh đã thực hiện thắng lợi cuộc vận động hợp tác hóa, đưa phong trào hợp tác hóa phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, rộng khắp trong toàn tỉnh với sự ra đời của các hợp tác xã nông nghiệp đã tạo bầu không khí xã hội mới ở nông thôn. Song song với quá trình hợp tác hóa nông nghiệp, thắng lợi của công tác cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế ở Yên Bái giai đoạn này là cơ sở đảm bảo cho tỉnh hoàn thành những nhiệm vụ của thời kỳ tiếp theo.

Thắng lợi của ba năm cải tạo XHCN, bước đầu phát triển kinh tế - văn hóa đã đặt nền móng cho quá trình xây dựng CNXH trên miền Bắc. Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, thực hiện thành công  cuộc vận động chuyển dân xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành thuỷ điện Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ đã liên tục tổ chức và phát động được các phong trào hành động cách mạng của quần chúng thi đua xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chi viện cho cách mạng miền Nam. Quân và dân tỉnh Yên Bái đã bắn rơi 115 máy bay Mỹ, góp phần cùng quân dân miền Bắc đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Hơn 25.000 con em các dân tộc Yên Bái tòng quân đi chiến đấu khắp trên chiến trường Đông Dương, góp phần đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
2. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Tình hình mới đã tạo cho nhân dân ta, đất nước và tỉnh Yên Bái những thuận lợi cơ bản, đặt ra hàng loạt vấn đề mới phức tạp, khó khăn đòi hỏi phải giải quyết.

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa V (năm 1976) đã quyết nghị hợp nhất ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngay sau khi đi vào hoạt động, Tỉnh ủy đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của thời kỳ thống nhất đất nước; kịp thời đề ra nhiệm vụ chung cho việc xây dựng và phát triển các mặt của tỉnh, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, củng cố quan hệ sản xuất XHCN, nhất là củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, mở mang các vùng kinh tế mới, giải quyết với mức cố gắng cao nhất vấn đề lương thực, phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, đẩy mạnh chăn nuôi, nghề rừng, phát triển mạnh công nghiệp địa phương, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, tích cực cải thiện đời sống nhân dân; tiếp tục thực hiện cuộc vận động định canh định  cư gắn với xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng cao; khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chống lại âm mưu phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, đạt được những thành tựu rất đáng tự hào sau 10 năm cùng cả nước xây dựng CNXH (1975 - 1985).

3. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ trong dịp Người về thăm tỉnh (25/9/1958), thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo (từ năm 1986 đến nay), Đảng bộ Yên Bái đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu đã có bước đi sáng tạo phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm thực hiện đường lối của Đảng trong điều kiện một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, nền kinh tế đi lên từ điểm xuất phát thấp, lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Song trong điều kiện nào Đảng bộ tỉnh cũng luôn tiên phong, kiên định, sáng tạo trong việc cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng; vận dụng vào thực tiễn địa phương, cơ sở. Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của tỉnh.

Đặc biệt, sau hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt những thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển ổn định, năm sau cao hơn năm trước.

Tăng trưởng GDP bình quân hai năm (2006 - 2007) đạt 11,44%; cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục giành thắng lợi toàn diện; giá trị sản xuất nông; lâm nghiệp 2 năm qua tăng bình quân 6,67%/năm, cơ cấu sản xuất từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với nông nghiệp chế biến như vùng sắn cao sản trên 8.000 ha, vùng chè trên 10.000 ha, tre măng bát độ trên 1.000 ha, vùng rừng sản xuất trên 50.000 ha, vùng quế trên 25.000 ha…

Giá trị sản xuất công nghiệp giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, năm 2007 đạt 1.319 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2006, bình quân 2 năm (2006 - 2007) tăng 11,45%. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2007 tăng cao so với năm 2005 như: chè chế biến, tinh bột sắn, đũa gỗ xuất khẩu, giấy đế, giấy vàng mã, xi măng, gạch nung các loại, kaolin, felspal bột, đá vôi trắng các loại, quặng sắt…

Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều tiến bộ. Môi trường đầu tư được cải thiện, các nguồn lực tiếp tục được khơi dậy và khai thác có hiệu quả, nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng tăng thêm nhiều năng lực mới cho nền kinh tế của tỉnh.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 6,0 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 24,16% (giảm được 10,54% so với năm 2005); đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.

Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị được tăng cường; hoạt động của MTTQ và các đoàn thể có nhiều đổi mới, tạo được phong trào quần chúng sâu rộng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.

Yên Bái đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế, thu hút vốn và đầu tư vào tỉnh; tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối mới, tiếp cận với khoa học công nghề và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với nhịp độ nhanh hơn.

Đến nay, đã hình thành 5 khu, cụm công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp phía Nam đã được Chính phủ phê duyệt vào hệ thống các khu công nghiệp quốc gia. Nhiều dự án, công trình trọng điểm được tập trung chỉ đạo, đảm bảo đúng tiến độ; trong 2 năm qua, tỉnh chủ trương đầu tư xây dựng 17 công trình trọng điểm; đã hoàn thành việc xây dựng và đưa hai nhà máy xi măng với tổng công suất 1.200.000 tấn/năm vào sản xuất; triển khai xây dựng nhà máy luyện gang thép Cửu Long với công suất 200.000 tấn/năm… khởi công xây dựng nhiều dự án sản xuất công nghiệp mới (20 dự án phát triển công nghiệp được chấp thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh). Nhiều công trình lớn quan trọng đã hoàn thành và đi vào sử dụng như đường Mậu A - Tân Nguyên, đường Yên Bái - Khe Sang, quốc lộ 32… Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã được đầu tư và phát triển khá mạnh.

Những thành quả đạt được trong năm qua, có ý nghĩa rất sâu sắc, đã tạo ra tiền đề, những nhân tố mới giúp Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh vững vàng, tự tin trên con đường phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng những năm sắp tới.

(Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái)

Các tin khác
Cô giáo Lê Thị Bích Thủy (thứ 2, bên trái) tại lễ tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và nhận giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tặng bằng khen vì đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, năm học 2021-2022; được UBND huyện Văn Yên trao tặng giải thưởng “Viên phấn vàng”…, cùng hàng loạt sáng kiến trong công tác giáo dục, sôi nổi trong phong trào, hoạt động Đoàn, cô giáo Lê Thị Bích Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường, Tổ phó chuyên môn Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên vừa trở thành một trong 10 gương mặt tiêu biểu được Tỉnh đoàn Yên Bái tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2024…

Chi bộ Công an xã Yên Thắng phối hợp Đoàn thanh niên Công an huyện Lục Yên tổ chức ra mắt mô hình “Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó” trên địa bàn xã Yên Thắng.

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã giúp cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Lục Yên phát huy vai trò quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng Đảng bộ, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay.

Huyện ủy Văn Yên tổ chức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức học tập Chỉ thị 05 chuyên đề năm 2024.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ chính trị chuyên đề năm 2024, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, cùng với triển khai các nhiệm vụ chính trị theo Chương trình hành động 188 của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Văn Yên đã triển khai học tập nội dung chuyên đề năm 2024 tới 100% tổ chức cơ sở đảng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Học, làm theo và noi gương Bác, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Toàn Đảng bộ có 371 mô hình, 706 điển hình tiên tiến các cấp học và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục