YênBái - Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, những người con ưu tú năm xưa đã hy sinh một phần xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc. Đất nước hòa bình, những người lính Cụ Hồ lại đi đầu trên trận tuyến mới, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp sức xây dựng quê hương. Họ chính là những tấm gương bình dị mà cao quý, tỏa sáng giữa đời thường.
Gần 70 tuổi, sức khoẻ đã suy giảm nhiều nhưng ông Phan Đức Hoá ở thôn Khe Mơ, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn được biết đến là người thương binh gương mẫu, nghị lực, dám nghĩ, dám làm. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, năm 1980, ông Hoá trở về địa phương quyết tâm phát triển kinh tế, vượt lên đói nghèo. Môi trường quân đội đã rèn luyện cho ông Hoá tính kỷ luật và kiên trì để rồi tìm được hướng đi phát triển kinh tế đồi rừng và quyết tâm thực hiện.
Theo ông Hoá, người lính dù trên mặt trận nào cũng luôn phải cố gắng phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, riêng bản thân ông còn để khẳng định chính mình là "thương binh tàn nhưng không phế”. Nhờ những nỗ lực của bản thân, giờ đây, 2 ha đồi rừng gồm keo, quế và các loại cây ăn quả có múi như cam, bưởi… đã phát triển tốt, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Minh Phương luôn đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Nạn nhân chất độc hóa học Nguyễn Minh Phương ở thôn Tó, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn được nhắc đến với nhiều đóng góp cho công tác xã hội. Trở về sau chiến tranh, ông Phương từng đảm nhận Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, Chi hội trưởng Hội Cựu Chiến binh. Bản thân ông và gia đình còn luôn đi đầu trong phong trào xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, ông có hơn 2ha quế khoảng 8 năm tuổi và duy trì nuôi 200 con gà, vịt vừa để bán vừa cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Ông Phan Đức Hoá ở thôn Khe Mơ, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn được biết đến là người thương binh gương mẫu, nghị lực, dám nghĩ, dám làm
Hiện, trên địa bàn huyện Văn Chấn có 1651 hộ gia đình người có công với cách mạng, trong đó 98% số hộ có mức sống trung bình trở lên. Từ sự quan tâm của các cấp, các ngành, đến nay, đời sống của gia đình người có công trên địa bàn ngày càng được nâng lên ngang bằng mức sống bình quân chung của địa phương. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "thương binh tàn nhưng không phế”, nhiều thương binh, bệnh binh đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, là tấm gương cho con cháu noi theo.
Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, những người con ưu tú năm xưa đã hy sinh một phần xương máu vì độc lập, tự do của dân tộc. Đất nước hòa bình, những người lính Cụ Hồ lại đi đầu trên trận tuyến mới, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp sức xây dựng quê hương. Họ chính là những tấm gương bình dị mà cao quý, tỏa sáng giữa đời thường.
Trong suốt 75 năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác chăm sóc người có công, tổ chức vận động toàn dân tích cực tham gia các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", coi đây vừa là đạo lý, vừa là bổn phận, trách nhiệm và tình thương yêu đồng chí, đồng bào của mỗi người dân Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi xa, Tổ quốc đã hòa bình, dân ta đã ấm no, đất nước đã phát triển. Có được cơ đồ như ngày hôm nay, chúng ta mãi mãi biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nhiều chính sách đối với người có công, đặc biệt là với các gia đình liệt sĩ đã được Đảng và Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, vẫn còn hàng vạn liệt sĩ đã hy sinh nhưng tới nay vẫn chưa tìm thấy di cốt của liệt sĩ...
Ngày 20/7, Lữ đoàn Công binh 28 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân phối hợp với huyện Trấn Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa đối với gia đình ông Nguyễn Văn Bính thôn Đất Đen, xã Cường Thịnh.