Người giữ lửa đam mê

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/8/2017 | 7:47:06 AM

YBĐT - Là người yêu nét đẹp văn hóa các tộc người Yên Bái và một phần vì hoàn cảnh gia đình, chị Nguyễn Kim Lê đã quyết định trở về quê để phát triển sự nghiệp.

Chị Nguyễn Kim Lê (ngồi thứ 2 trái sang) trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp.
Chị Nguyễn Kim Lê (ngồi thứ 2 trái sang) trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp.

Nói đến nhà nghiên cứu dân tộc học, nghiên cứu văn hóa phi vật thể của văn hóa dân tộc Việt Nam, người ta thường nghĩ đến các giáo sư, tiến sỹ và công việc tốn rất nhiều thời gian, công sức mà chỉ có "đấng mày râu” mới có thể cáng đáng. Nhưng chị Nguyễn Kim Lê hiện là Phó trưởng Phòng Quản lý di tích và Danh thắng thuộc Trung tâm Quản lý di tích và Phát triển du lịch tỉnh đã chứng minh, chỉ cần có niềm đam mê thực sự và nhiệt huyết thì phái nào cũng có thể làm được.

Chúng tôi đến khi chị đang say sưa cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi sôi nổi về một công trình nghiên cứu ở lĩnh vực tri thức văn hóa dân gian và một số nghề truyền thống của các tộc người tỉnh Yên Bái. "Nếu đề tài này sớm triển khai, chị Lê sẽ là người tiên phong đấy” - một đồng nghiệp của chị Lê chia sẻ.

- Chị sẽ tập trung vào mảng văn hóa nào? - tôi hỏi.

- Tôi sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực y, dược học và ẩm thực bởi nguồn dược liệu của đồng bào Dao ở các huyện Văn Yên, Yên Bình và Lục Yên… rất phong phú. Còn các món ăn dân tộc của người Tày, Thái vùng Mường Lò thì đặc biệt hấp dẫn mà ít nhiều du khách đã được thưởng thức. Đề tài này được công nhận sẽ góp phần quảng bá và phục vụ khai thác du lịch ở Yên Bái tốt hơn - chị Lê cho biết.

- Còn các ngành nghề truyền thống thì sao?

- Để khôi phục, bảo tồn các ngành nghề truyền thống của cộng đồng các dân tộc tỉnh Yên Bái là việc làm dài hơi vì chúng đã bị mai một nhiều nhưng trước tiên, tôi sẽ tập trung nghiên cứu lĩnh vực chữ viết, tiếng nói của đồng bào Mông và Thái. Đây sẽ là bước tạo đà cho các bước nghiên cứu tiếp theo hiệu quả hơn.

Sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là cán bộ, viên chức ở phường Minh Tân, thành phố Yên Bái nên chị Nguyễn Kim Lê luôn được quan tâm, học hành chu đáo. Là người yêu thích tìm tòi, nghiên cứu lĩnh vực văn hóa dân tộc, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chị đăng ký dự thi và trúng tuyển vào Khoa Lịch sử thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội).
 
Sau 3 năm học, lại được Phó Giáo sư, tiến sỹ, Nhà giáo ưu tú Lê Sỹ Giáo giúp đỡ cùng niềm đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc, cô sinh viên Nguyễn Kim Lê đã dành trọn năm cuối đại học để tập trung vào chuyên ngành chính là Dân tộc học (nay là Khoa Nhân học thuộc Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).
 
Thấy cô gái trẻ chăm chỉ học tập lại có niềm đam mê, thầy Lê Sỹ Giáo đã hướng cho chị một tương lai khá hoàn hảo. Đó là học xong đại học, học tiếp thạc sỹ và vào làm việc tại Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Song, là người yêu nét đẹp văn hóa các tộc người Yên Bái và một phần vì hoàn cảnh gia đình, chị đã quyết định trở về quê để phát triển sự nghiệp. Sau khi nộp hồ sơ xin việc vào Bảo tàng tỉnh, tháng 9/2004, chị có quyết định đi làm tại Phòng Nghiên cứu sưu tầm.
 
"Được làm việc đúng với chuyên ngành, niềm đam mê, tôi đã dần khẳng định được năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận Danh thắng quốc gia năm 2007 đã cho thấy sự lựa chọn của tôi là hoàn toàn đúng” - chị Lê chia sẻ.
 
Chẳng là, năm 2005, khi chị cùng đoàn công tác đi khảo sát để lập hồ sơ Khu di tích thành lập Đội Du kích Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải, những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín như những dải vàng vắt ngang trời núi rừng Tây Bắc đã khiến tâm hồn cô gái trẻ xao xuyến mãi. 

Sau chuyến công tác, chị chủ động trình bày ý tưởng với lãnh đạo cơ quan, thu xếp công việc một cách hợp lý cho chuyến nghiên cứu, tìm hiểu dài hơi về ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
 
Do có sự chuẩn bị tốt nên ngay khi đến với Mù Cang Chải, việc đầu tiên, chị làm là tiếp cận người dân để tìm hiểu kỹ thuật khai phá, kỹ thuật canh tác của đồng bào Mông. Chị chủ động xin ý kiến lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, các già làng, trưởng bản, những nghệ nhân người Mông để tìm hiểu các nghi lễ, văn hóa hội tụ liên quan đến sự hình thành của ruộng bậc thang... 

Sau nhiều chuyến công tác nghiên cứu, tìm hiểu nét văn hóa ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chị đã chủ động lập hồ sơ báo cáo với lãnh đạo cơ quan để trình xin ý kiến của lãnh đạo ngành, lãnh đạo tỉnh.
 
Với nội dung nghiên cứu hấp dẫn: Khoanh vùng diện tích bảo vệ Di tích ruộng bậc thang đo đạc là 330 ha thuộc 3 xã: Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và các nghi lễ, văn hóa hội tụ cho sự hình thành của ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải... 

Đề tài của chị đã được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao và được chỉ định trực tiếp lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Năm 2007, ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính thức được công nhận là Di tích Danh thắng cấp quốc gia - đây là món quà vô giá dành tặng chị Lê.

Với nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ, chị Lê được lãnh đạo cơ quan tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia thực hiện 5 chuyên đề nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh như: lễ cúng rừng (xên đông) của người Thái xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn; lễ nhảy lửa của người Dao đỏ, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên; nghề thủ công truyền thống của người Phù Lá (Xa Phó), xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên; lễ tục kết tồng (kết bạn) của người Tày, xã An Phú, huyện Lục Yên; lễ đặt tên con của người Mông, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải; thực hiện lập 1 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ...
 
Năm 2016, chị Lê tiếp tục được tham gia thực hiện 5 chuyên đề nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh: lễ hội đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên; lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên; lễ cầu mùa của người Dao đỏ, xã Khai Trung, huyện Lục Yên; lễ xên lẩu nó (tri ân thầy cúng) của người Thái, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn; lễ cưới của người Mường, xã Sơn A, huyện Văn Chấn.

Cũng trong năm, chị thực hiện 1 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là nghệ thuật Hạn khuống của người Thái ở Mường Lò - Nghĩa Lộ...
 
"Trong các hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tôi đã thực hiện và thấy ấn tượng nhất là nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò – Nghĩa Lộ. Đây là một di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và giàu giá trị nghệ thuật. Tới đây, chúng tôi sẽ phối hợp với thị xã Nghĩa Lộ để lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Xòe Thái vùng Mường Lò trình UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” - chị Lê cho biết.

Với cương vị công tác hiện nay, chị Lê được tín nhiệm phụ trách khá nhiều phần việc như: lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; xây dựng các chuyên đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh; xây dựng hồ sơ quay phim bảo tồn di sản văn hóa theo các chương trình mục tiêu quốc gia; tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Yên Bái... 

Song với chị Nguyễn Kim Lê, được sống, cống hiến cho niềm đam mê, yêu thích của mình mới là món quà vô giá không gì có thể so sánh được.

Ngọc Sơn

Các tin khác
Cán bộ Trung tâm Thận nhân tạo (Khoa Nội - Hồi sức cấp cứu - Thận nhân tạo) Bệnh viện Đa khoa thành phố Yên Bái vận hành thiết bị điều trị cho bệnh nhân.

YBĐT -  Đảng bộ Trung tâm Y tế thành phố đã lựa chọn Chi bộ Khám bệnh - Cận lâm sàng thực hiện Mô hình "Nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và Chi bộ Dự phòng thực hiện Mô hình "Nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Yên Bái”  thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị.

 

Đồng chí Giàng A Thào - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Trạm Tấu trao đổi với cán bộ huyện về công tác xây dựng Đảng.

YBĐT - Nhiều lần theo chân anh về cơ sở, mỗi lần như vậy tôi thường nhớ tới một câu hát trong ca khúc "Trai rừng" của nhạc sĩ Vũ Duy Cương: "Trai rừng làm cán bộ vẫn là dân, đôi chân trần vượt đường xa bảo nhau xây tổ ấm..". Ở anh, bên cạnh vẻ chắc chắn, nghiêm túc của người cán bộ đứng đầu đảng bộ huyện là thái độ chân tình, cởi mở với cấp dưới, thân thiện với đồng bào. 

Chương trình “Nồi cháo nhân ái” được thực hiện đều đặn vào sáng thứ Tư hàng tuần, tại Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên.

YBĐT - Ngày 8 tháng 3 năm 2017 - "Nồi cháo nhân ái” đầu tiên được thực hiện bởi sự đóng góp của các cán bộ, y, bác sỹ ở Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên và những nhà hảo tâm. Tính đến nay, đã có 20 nồi cháo, tương đương với 2.000 - 2.400 bát cháo được đưa đến tận tay người bệnh. Những nụ cười thân thiện, những bát cháo nóng ấm tình người, không khí ấm áp, lan tỏa yêu thương khiến cho những lo lắng, đau đớn của người bệnh như dần vơi đi.

Chị Hoàng Thị Loan chụp ảnh lưu niệm khách nước ngoài.

YBĐT - Ngay khi vừa nghỉ công tác tại xã năm 2015, chị Hoàng Thị Loan ở bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ không chịu cho cái đầu, cái tay nghỉ ngơi mà "nhập cuộc" ngay với mô hình du lịch cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục