Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở Yên Bái: Quyết định vẫn là khâu thực hiện
- Cập nhật: Thứ tư, 10/5/2017 | 8:12:13 AM
YBĐT - Ngày 29/12/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3173/QĐ-UBND về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Thực hiện quyết định trên, Sở Nội vụ có Công văn số 83/SNV-CCHC ngày 3/2/2016 hướng dẫn việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại địa phương.
Theo đó, các cơ quan thực hiện cơ chế một cửa bao gồm: các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.
Cơ quan thực hiện cơ chế một cửa liên thông theo lĩnh vực cụ thể gồm các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngoại vụ. Các thủ tục hành chính (TTHC) được áp dụng giải quyết thuộc lĩnh vực về: đầu tư, đất đai, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, tư pháp, ngoại vụ, kinh tế đối ngoại; các thủ tục về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.
Từ triển khai đến nay, việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được triển khai thực hiện tại 15/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Sở Công Thương và 9/9 huyện, thị xã, thành phố; 180/180 xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Các cơ quan trung ương như: Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Chi cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước đóng trên địa bàn được tổ chức theo ngành dọc tại địa phương.
Đánh giá quá trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho thấy, về cơ sở vật chất, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc, 104/180 xã cơ bản đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị như: máy tính, máy photocoppy, bàn ghế, sổ sách… nơi ngồi chờ giao dịch thoáng mát, thuận tiện theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc triển khai phần mềm một cửa điện tử hiện đại đã triển khai tại Sở Thông tin và Truyền thông, UBND thành phố Yên Bái, UBND huyện Văn Yên...
Do đó, kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tỷ lệ số TTHC đúng hẹn đạt khoảng 98% - 100%, trễ hẹn khoảng 1% - 2%. Việc thu phí, lệ phí được thực hiện đúng quy định, các tổ chức, cá nhân đến giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp cơ bản hài lòng với cách làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Bên cạnh những kết quả phấn khởi qua việc giảm sự phiền hà và lãng phí trong giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến TTHC, việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là, diện tích nơi làm việc tại một số cơ quan, đơn vị chưa đạt yêu cầu diện tích đề ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một số nơi chưa đồng bộ.
Việc triển khai thực hiện lĩnh vực liên thông thực hiện quy trình liên thông TTHC: đăng ký khai sinh - cấp thẻ bảo hiểm y tế - đăng ký thường trú cho trẻ em dưới 6 tuổi còn chậm. Hơn thế, từ nguyên nhân chủ quan và khách quan như thiếu cán bộ, công việc nhiều, trình độ cán bộ, công chức chưa cập... nên dẫn đến việc giải quyết công việc liên quan đến TTHC tại một số nơi chưa kịp thời. Thậm chí, vẫn còn một số cán bộ, viên chức chưa làm việc hết trách nhiệm, lợi dụng giải quyết công việc để có biểu hiện nhũng nhiễu, điều này dẫn đến người dân và tổ chức phàn nàn, không vừa lòng.
Để phục vụ sự phát triển chúng ta đang đẩy mạnh CCHC, trong đó, việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông chính là để cải cách qua trình cải cách TTHC, xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
Cơ chế được hiểu là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện", dù các quy định đã rõ ràng nhưng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hay bất kỳ một cơ chế nào khác có phải là “chìa khóa vạn năng” tháo gỡ “nút thắt” trong giải quyết TTHC bấy lâu nay hay không tùy thuộc vào người triển khai thực hiện.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông chỉ hiệu quả, là đột phá CCHC khi những những cán bộ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức trong giải quyết công việc được giao, tất cả vì mục tiêu chung là sự phát triển của toàn xã hội chứ không phải lại là yếu tố kìm hãm, kiểu như “trên rải thảm, dưới rải đinh” đã diễn ra.
Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. |
Đình Tứ
Các tin khác
YBĐT - Với mục tiêu xây dựng và hình thành “Kho bạc điện tử” vào năm 2020, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang cải cách mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, quá trình thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) theo hướng công khai, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, thủ tục cho các đơn vị sử dụng ngân sách và tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện giao dịch.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 609/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
YBĐT - Cải cách thủ tục hành chính đã cải thiện đáng kể mối quan hệ giữa UBND huyện với tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, thu hút sự quan tâm của nhân dân đến các công việc của Nhà nước và hoạt động của nền hành chính.
YBĐT - Văn Yên là địa phương đứng thứ 2 trên địa bàn toàn tỉnh theo chấm điểm về cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Để đạt kết quả trên, những năm qua, huyện đã quan tâm chỉ đạo giải quyết tốt các TTHC tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.