Một biểu hiện của “bệnh” công thần, kiêu ngạo

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2020 | 7:47:52 AM

YênBái - Đại hội XII của Đảng đã cảnh báo: “Đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn vô nguyên tắc, trái với Cương lĩnh, đường lối, Điều lệ Đảng ở một số cán bộ, đảng viên”. Tại Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã chỉ rõ hơn: “Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu”. Đây chính là "bệnh” công thần, kiêu ngạo, nói và làm không nhất quán, dễ gặp ở những đảng viên từng có chức quyền, công lao đối với đất nước. 

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn tôn trọng, ghi nhớ và đánh giá cao công lao, đóng góp của những người đã từng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Đồng thời, cũng không chấp nhận những biểu hiện của căn bệnh công thần, kiêu ngạo, hẹp hòi, ích kỷ, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”, cố tình xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước. Bởi từ chê bai dẫn đến đả phá chế độ, hạ thấp thành quả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ, làm suy giảm niềm tin với Đảng, Nhà nước là khoảng cách không xa. 

Cần khẳng định rằng, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ, tâm huyết, sự sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, đảng viên, các tầng lớp nhân dân góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và các quyết sách lớn là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Đảng viên có thể góp ý qua sinh hoạt chi bộ, qua báo chí, qua phản ánh với cấp trên; người dân có thể góp ý qua các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tất cả các ý kiến đều được bảo lưu, lắng nghe trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Vì thế, với những cá nhân "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” qua hành động nói và làm không nhất quán, công thần, kiêu ngạo đòi hỏi cần có thái độ rõ ràng: trái về đạo lý thì phải đấu tranh, trái về pháp lý thì phải xử lý. Ngoài ra, cần có những giải pháp, biện pháp hiệu quả và toàn diện, đó là:

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, quy định của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); Quy định 47 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về những điều đảng viên không được làm”; Quy định số 101 của Ban Bí thư khóa XI "Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 55 của Bộ Chính trị khóa XII "Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”… 

Có như vậy mới đấu tranh có hiệu quả để chống lại căn bệnh kiêu ngạo, công thần, nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc nghỉ hưu. 

Thứ hai, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự tu dưỡng, rèn luyện; khiêm tốn, thật thà, không đố kỵ, luôn tự răn mình, tôn trọng và tuân thủ nghị quyết tổ chức Đảng; lắng nghe tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân, luôn luôn thấy mình cần học hỏi để vươn lên, chứ không phải tự cao, tự đắc. 

Thứ ba, phát huy vai trò của nhân dân, dựa vào nhân dân để ngăn chặn tình trạng nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc nghỉ hưu. Đặc biệt, phải tạo điều kiện tối đa để nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên. 

Thông qua đó, tạo hiệu ứng tốt cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là nâng cao tinh thần trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên khi đương chức cũng như nghỉ hưu, của mỗi tổ chức cơ sở Đảng trở thành việc làm thiết thực hằng ngày, góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng. 

Thứ tư, về mặt quản lý, các cơ quan chức năng cần có biện pháp tăng cường quản lý mạng xã hội; ngăn chặn, xử lý những thông tin chưa được kiểm chứng, tránh thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước. Những quy định này cần được thi hành nghiêm túc, cần xử lý nghiêm minh những cá nhân vi phạm, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đương chức và đã nghỉ hưu.

Trên bước đường phát triển, cách mạng Việt Nam luôn gặp những khó khăn, trở ngại, đó là điều thông thường. Yêu cầu đặt ra trong xây dựng Đảng hiện nay là tích cực hơn nữa trong phòng, chống "bệnh” kiêu ngạo, công thần, nói và làm không nhất quán, đưa Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào cuộc sống.

B.T

Các tin khác
Đảng ta đã lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc ta đến bến bờ vinh quang.

“Lòng tin tưởng” là bài viết tuy ngắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân dân, số 46, ngày 21/2/1952 nhưng có giá trị như một lời hiệu triệu có sức lay động lớn lao, là động lực tinh thần để thúc đẩy toàn dân tộc ta thêm vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vượt mọi trở ngại để đến bến bờ vinh quang.

Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động. Những ai tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng phải chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Tuy nhiên, tình trạng một số cán bộ, đảng viên nói và làm không nhất quán - một biểu hiện của “bệnh” công thần, kiêu ngạo xuất hiện thời gian qua, rất cần phải xử lý nghiêm nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).

Trong công tác xây dựng đội ngũ, Đảng ta luôn động viên cán bộ, đảng viên tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, trong số rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đe dọa sự tồn vong của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số “căn bệnh” tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục