Văn Yên nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/9/2020 | 8:22:17 AM

YênBái - Cùng với vận động, thu hút một số nhà đầu tư có tiềm lực như: Công ty TNHH Xuân Thiện, Công ty TNHH Tập đoàn Graphite, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, Công ty cổ phần Thương mại Đông An, Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà...; huyện đã phát huy lợi thế, tập trung tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển, nhất là chế biến nông lâm sản.

Sản xuất gỗ ván ép ở Văn Yên.
Sản xuất gỗ ván ép ở Văn Yên.

Để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, huyện Văn Yên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như: rà soát, sửa đổi chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư trên địa; rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính (TTHC) không cần thiết. 

Đặc biệt, Bộ phận phục vụ hành chính công cấp huyện đã đảm bảo hầu hết các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, kể cả của các cơ quan, đơn vị ngành dọc đóng tại địa phương như: Công an, Chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội…; các TTHC cấp xã được tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định. 

Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp như việc hàng năm huyện đã tổ chức Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp” trong đoàn viên thanh niên; qua đó, đã có nhiều mô hình, ý tưởng được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn. 

Vận động, thu hút một số nhà đầu tư có tiềm lực vào địa bàn huyện như: Công ty TNHH Xuân Thiện, Công ty TNHH Tập đoàn Graphite, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, Công ty cổ phần Thương mại Đông An, Công ty TNHH Hương Gia vị Sơn Hà...

Ngoài việc thu hút, mời gọi đầu tư kinh doanh, huyện đã phát huy lợi thế, tập trung tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển, nhất là chế biến nông lâm sản theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm được chú trọng phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Hoàn thiện quy hoạch, chú trọng thu hút đầu tư vào 3 cụm công nghiệp: Bắc Văn Yên, phía Tây Cầu Mậu A và Đông An. Giai đoạn 2016 -2020, có 63 dự án đầu tư vào địa bàn với tổng vốn trên 4.000 tỷ đồng, thu hút được 48 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. 

Hiện, toàn huyện có 761 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trong đó, trên 80% là cơ sở chế biến nông lâm sản. Riêng sản phẩm quế đã sản xuất được hơn 50 sản phẩm các loại, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. 

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2020 ước đạt 1.030 tỷ đồng… góp phần làm cho cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 38,5 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015. 

Huyện cũng đã triển khai xây dựng được 6 chuỗi giá trị và 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ; tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt trên 14%/ năm; hoạt động thương mại phát triển rõ nét… 

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, huyện đã tư vấn, hỗ trợ, doanh nghiệp, hợp tác xã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh như: thành lập mới 13 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã (HTX), 90 tổ hợp tác (THT), cấp phép đăng ký kinh doanh cho 145 hộ cá thể. Đến nay, có 192 doanh nghiệp, 74 HTX, 402 THT và 3.453 hộ kinh doanh cá thể, giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 559 tỷ đồng... 

Thời điểm hiện tại, trên cơ sở Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy, Văn Yên đã có nhiều mục tiêu, giải pháp cụ thể tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo bước chuyển biến mới trong thu hút đầu tư vào huyện; khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo trong các thành phần kinh tế. 

Theo đó, huyện tiếp tục cải thiện chất lượng các chỉ số thành phần trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện để nâng cao vị trí về chỉ số năng lực cạnh tranh trong khối các huyện, thị, thành phố của tỉnh, góp phần thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào địa phương. 

Cùng đó, tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách của tỉnh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ, khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp; tăng cường hoạt động của tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, HTX theo hướng tập trung đối thoại, tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp đối với các lĩnh vực, khía cạnh doanh nghiệp thực sự cần.

Tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp, HTX, THT; tiếp tục cơ cấu lại ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng phát triển các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên nền tảng nông nghiệp để hình thành các chuỗi giá trị đặc trưng.

Phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thương mại ở trung tâm các xã, cụm xã, trung tâm huyện và các phân khu chức năng IC 14, IC 15 và các cụm công nghiệp đã được quy hoạch; chuyển đổi mô hình hoạt động của chợ Mậu A; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường giao thương, xuất khẩu; chủ động làm tốt công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường và định hướng phát triển ngành, nghề, sản phẩm.

Tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch, trọng tâm là phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.

Trong đó ưu tiên các dự án có công nghệ hiện đại để chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm từ quế (tinh dầu quế, vỏ quế) thành các sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, than sinh học và hàng thủ công mỹ nghệ... đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp.

Thu hút các dự án chế biến gỗ rừng trồng và gỗ quế tạo ra sản phẩm gỗ thành phẩm và bán thành phẩm xuất khẩu ra thị trường trong nước và quốc tế; phát huy hiệu quả tiềm năng về thủy điện để phát triển công nghiệp điện năng trên hệ thống Ngòi Thia, Ngòi Hút… bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, sinh thái.

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến trong khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản như: đất hiếm, graphit, quặng sắt, vật liệu xây dựng...; hình thành hệ thống các nhà máy sơ chế khoáng sản, nông sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy tại các khu, cụm công nghiệp của tỉnh…; phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,2%/năm.

Ngọc Sơn

Tags Văn Yên môi trường đầu tư nguồn lực chuỗi giá trị dầu quế vỏ quế Ngòi Thia Ngòi Hút

Các tin khác
Hạ tầng giao thông được đầu tư, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.

Hiện, toàn tỉnh đã, đang thực hiện 57 dự án chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực...

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vẻ đẹp của Mù Cang Chải sẽ đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế.

Được thành lập từ cuối năm 2019, ba câu lạc bộ tuyên truyền giới thiệu, quảng bá đất và người Mù Cang Chải tại thị trấn Mù Cang Chải, xã La Pán Tẩn, xã Dế Xu Phình đã và đang làm tốt vai trò quảng bá, giới thiệu hình ảnh Mù Cang Chải trên mạng xã hội Facebook với fanpage "Mù Cang Chải – Văn hóa, ẩm thực và du lịch"

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam với Cục Ngoại vụ, tỉnh Yên Bái, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Đắc Lắc. (Ảnh: T.L)

Năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được triển khai. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2006 mới triển khai khảo sát và công bố xếp hạng tỉnh Yên Bái. Nỗ lực và quyết tâm, từ đó đến nay, kết quả PCI của Yên Bái có những diễn biến tích cực.

Sáng 31/7, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2011 - 2020, phương hướng nhiệm vụ 2021 - 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục