Trong những năm đầu tái lập tỉnh, ngành giáo dục, đào tạo gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cơ sở vật chất tạm bợ, xuống cấp nghiêm trọng; nhiều nơi học sinh phải học ca ba; đời sống giáo viên rất khó khăn. Học sinh bỏ học cao và tỷ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi đạt thấp, số người mù chữ cao...
Năm 2010, quy mô giáo dục của tỉnh phát triển mạnh, toàn tỉnh có 559 trường, 6.401 nhóm, lớp và 171.219 cháu mầm non, học sinh, học viên; trong đó có 177 trường mầm non, 382 trường phổ thông, 9 trường chuyên nghiệp, 11 trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp.
Thừa ủy quyền, đồng chí Đỗ Đức Duy - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh (nay là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) trao Cờ thi đua của Bộ Giáo dục-Đào tạo cho các tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học", năm học 2019 - 2020.
Đến nay, hệ thống giáo dục từng bước hoàn thiện, đội ngũ cán bộ, giáo viên được đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ; cơ sở vật chất từng bước được đầu tư khang trang, chất lượng giáo dục được củng cố, phát triển toàn diện, các hoạt động giáo dục phối hợp được triển khai và đạt kết quả tốt; chất lượng giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm.
Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, phương thức ngày càng được mở rộng, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của nhân dân.
Tỷ lệ nghiệp trung học bình quân hằng trên 96%; tỷ lệ học sinh được phân luồng học nghề hằng năm trên 40%; tỷ lệ giáo viên chuẩn trở lên 98,9%. Đặc biệt năm 2019, học sinh Nguyễn Đình Hoàng, Trường Trung phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành Huy chương Bạc Olympic Hóa quốc tế.
Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đầu tư nâng cấp và hoạt động khá hiệu quả, nhất là Trường Cao đẳng nghề Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ duyệt đầu tư là 1 trong số 40 trường nghề chất lượng cao của cả nước.
Năm 2016, Yên Bái được công phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi và tiếp tục được duy trì đến nay; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 1 và phổ cập trung học cơ sở; phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì tốt; công tác phân luồng học sinh phổ thông gắn với định hướng giáo dục có nhiều tiến bộ. Tổ chức khuyến học đã phủ khắp 100% xã, phường, trấn, thôn, bản, tổ dân phố và nhiều quan, đơn vị, dòng họ.
Thông tin tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và xây dựng nếp sống văn hóa tại xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.
Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng. Nếu như năm 1992, Yên Bái chỉ có Bệnh viện đa khoa tỉnh, một số trung tâm y tế huyện, 8 xã chỉ có cán bộ y tế, 10 xã chưa có cả cán bộ trạm y tế, đội ngũ y thiếu cả về lượng trình độ còn thiếu cả về số lượng, trình độ còn hạn chế, thì đến nay công tác y tế chăm sức khỏe nhân dân từng bước được hoàn thiện, hệ thống y tế tuyến tỉnh đến cơ sở đã được củng cố, hoàn thiện.
Hầu hết các cơ sở y tế được đầu tư xây dựng mới, trong đó nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên hạng I, thành lập và xây dựng mới các bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Sản Nhi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật...
Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 75% phường, trấn đạt tiêu quốc gia y tế, tăng gần 42% so năm 2015; đạt 32,9 giường bệnh và 10,1 bác sỹ/1 vạn dân, cao hơn bình quân chung cả nước; chất lượng khám, chữa bệnh và sự lòng nhân ngày càng được nâng lên. Diện bao phủ bảo hiểm y tế được mở rộng, tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm tế 96,5%.
Đội ngũ cán bộ y tế cơ sở và y tế huyện được tăng cường, trình độ được nâng cả chuyên môn nghiệp vụ và công tác quản lý; công khám chữa bệnh được tăng cường đầu tư về cơ sở, giường bệnh, trang thiết bị và nhân lực.
Dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng và tăng cường về số lượng và chất lượng. Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế phát triển mạnh mẽ, đã đang hình thành một phòng khám, bệnh viện tư nhân, như Phòng khám Đa khoa Việt Tràng An, Phòng khám đa khoa Phú Thọ...
Công quản lý hành nghề y dược tư nhân; thanh tra, kiểm tra vệ sinh toàn thực phẩm được quan tâm. Công tác y tế dự phòng, phòng - chống dịch bệnh nguy hiểm và các dự án thuộc Chương trình mục quốc được triển khai chủ động, tích cực và có hiệu quả cao.
Hết năm 2020, toàn tỉnh có 75% phường, trấn đạt tiêu quốc gia y tế, tăng gần 42% so năm 2015.
Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã chủ động, kịp thời chỉ đạo sát sao, quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào địa bàn, bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng nhân dân.
Công tác giải quyết việc làm được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm và đạt kết quả cao. Trong thời gian đầu tái lập, qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; sắp xếp, điều chỉnh lực lượng lao động và triển khai các chính sách về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã góp phần phân bố lại lực lượng lao động, định hình và đề ra các chủ trương giải quyết việc làm cho nhân dân.
Nội dung, phương thức đào tạo nghề có nhiều đổi mới, chương trình đào tạo nghề đã gắn với nhu cầu của thị trường lao động, sự tham gia của doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động.
Quy mô và chất lượng nhân lực của tỉnh được nâng lên, tổng số lao động năm 2020 khoảng 53,2 vạn người; trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 31,5%; trên 98.000 lao động được đào tạo nghề với trên 80% có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc sắp xếp, tinh giản biên chế gắn với tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn và yêu cầu vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Hết năm 2020, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính, sự nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm 73,6%, trong đó tiến sỹ, thạc sỹ chiếm khoảng 6%, tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng là 51,5%.
Hộ nghèo phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ được hỗ trợ làm nhà mới năm 2021
Công tác giảm nghèo có nhiều tiến bộ, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Trong năm đầu tái lập tỉnh, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh ở mức rất cao. Với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Yên Bái đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 7,04% (đứng thứ 12 toàn quốc).
Làm tốt công tác an sinh xã hội nên chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao, nhất là đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội; diện đối tượng trợ giúp xã hội được mở rộng, đảm bảo các đối tượng yếu thế, diện khó khăn được trợ cấp, trợ giúp.
Hầu hết các hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đều được tiếp cận và thụ hưởng chính sách của Nhà nước, nhất là có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận các dịch vụ sản xuất, tăng thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản khác.
Đời sống văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao Các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ ngày càng đa dạng, phong phú. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có bước chuyển biến tích cực, được nhân dân hưởng ứng; tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố văn hóa năm 2020 đạt 66,5%, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 80%.
Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức, góp phần làm giàu đời sống tinh thần của nhân dân.
Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; chú trọng khôi phục, phát huy các di sản, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Công tác quản lý, bảo tồn giá trị di sản văn hóa được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng; văn hóa các dân tộc thiểu số từng bước được bảo tồn và phát huy. Nhiều di tích sau khi được đầu tư, tu bổ, tôn tạo đã phát huy được giá trị lịch sử - văn hóa, bồi đắp, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ, trở thành điểm tham quan, du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Những kết quả đạt được trên lĩnh vực văn hóa - xã hội vừa là nền tảng, vừa là động lực để nhân dân các dân tộc Yên Bái phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, phát triển nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
YBĐT