Đột phá Tú Lệ - Bài 1: Những cán bộ tâm huyết

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/9/2021 | 1:57:25 PM

YênBái - "Ngày trước, mỗi lần xuống Pom Ban (trung tâm xã) đi chợ, chúng tôi phải rất cẩn thận về đồ đạc, tiền nong… sểnh ra mất như chơi!” - ông Hoàng Đình Công ở bản Chao nhớ lại. Đó là thời điểm những năm trước đổi mới, thung lũng Tú Lệ ngập tràn sắc hoa anh túc với diện tích gần 40 ha, chưa kể có gia đình còn trồng cả trên đồi rừng. Tú Lệ nghiễm nhiên trở thành "thủ phủ” của tất cả các thành phần "bất hảo” từ khắp nơi về buôn bán, trao đổi, nghiện hút…

Công an xã Tú Lệ bám sát cơ sơt, nắm bắt tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Công an xã Tú Lệ bám sát cơ sơt, nắm bắt tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Tinh thần đoàn kết đã trở thành động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và hành động giúp dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, dịch họa để phát triển bền vững. Và chính tinh thần đoàn kết ấy đã làm cho xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn đổi thay một cách kỳ diệu. 

Một thời, Tú Lệ từng là "điểm nóng” tai, tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp, mại dâm…, đặc biệt là thuốc phiện. Bởi vậy, quá trình phát triển và đi lên, nhất là xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, tiêu chí về an ninh trật tự (ANTT), được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt coi trọng và coi đây là cuộc "cách mạng” của cả hệ thống chính trị.

"Ngày trước, mỗi lần xuống Pom Ban (trung tâm xã) đi chợ, chúng tôi phải rất cẩn thận về đồ đạc, tiền nong… sểnh ra mất như chơi!” - ông Hoàng Đình Công ở bản Chao nhớ lại. Đó là thời điểm những năm trước đổi mới, thung lũng Tú Lệ ngập tràn sắc hoa anh túc với diện tích gần 40 ha, chưa kể có gia đình còn trồng cả trên đồi rừng. Tú Lệ nghiễm nhiên trở thành "thủ phủ” của tất cả các thành phần "bất hảo” từ khắp nơi về buôn bán, trao đổi, nghiện hút… 

"Hệ lụy từ "nàng tiên nâu” mang lại thật khủng khiếp! Từ khi tỉnh có Trung tâm cai nghiện (giai đoạn 2000 - 2005), Tú Lệ đã có hàng trăm lượt người đi cai nghiện ma túy và hàng chục đối tượng nghi nghiện được nhân dân tố giác, theo dõi. Người nghiện ma túy tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 40 và đông nhất ở bản Pom Ban” - ông Hoàng Văn Minh - nguyên Bí thư Đảng ủy xã nhớ lại. 

Chỉ gần 10 năm, cây anh túc hiện hữu trên mảnh đất này, khiến nhiều người thành nô lệ của bàn đèn, lười lao động, hết thuốc sinh trộm cướp, trấn lột… đã "biến” Tú Lệ trở thành xã trọng điểm nhất về ANTT, đặc biệt là nạn ma túy lúc bấy giờ.

Trước sức "tàn phá” của "nàng tiên nâu”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra quyết sách triệt phá cây thuốc phiện năm 1992. Theo đó, xã Tú Lệ cũng bắt đầu "cuộc cách mạng” phá bỏ cây thuốc phiện để thay thế bằng loại cây mới có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, việc phá bỏ cây thuốc phiện thật không đơn giản với đồng bào vùng cao nơi đây. 

Ông Hoàng Văn Túi – nguyên Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Công an xã cho biết: "Ngang đánh trận! Người trẻ còn dễ chứ người già quả thực khó, bởi thanh niên thời ấy nghiện ít hơn so với người già. Phải sang năm thứ 2, mới hoàn toàn triệt phá được. Vai trò của cấp ủy xã lúc này là cực kỳ quan trọng nhưng lúc đó, xã Tú Lệ mới chỉ có 21 đảng viên. Chi bộ đưa ra nghị quyết đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, lựa chọn quần chúng ưu tú làm hạt nhân cho cuộc vận động "ba bỏ” lâu dài. Đến cuối năm 1992, Đảng bộ xã Tú Lệ được thành lập với 32 đảng viên. 

Ông Hoàng Văn Minh trở thành Bí thư đầu tiên của Đảng bộ xã Tú Lệ. Đảng ủy đã có những nghị quyết vận động, thuyết phục nhân dân phá bỏ cây thuốc phiện với những chính sách hỗ trợ về thóc gạo. Quyết không để người dân bị đói, lãnh đạo xã xuống kho thóc Nghĩa Lộ vay 50 tấn; sang xã Hạnh Sơn vay thêm 100 tấn, rồi qua trường đào tạo lái xe Nghĩa Lộ mượn xe chở thóc về. Sau những chuyến "đi vay”, lãnh đạo xã thấy rằng, chỉ có gieo cấy lúa 2 vụ thì người dân mới có đủ gạo. 

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, lãnh đạo xã thấy giống lúa OEMZ7 và CN2 là phù hợp cho làm 2 vụ nhất, đã đề xuất với huyện, cử 2 cán bộ: 1 kỹ sư và 1 trung cấp nông nghiệp về địa phương giúp thí nghiệm với diện tích 2.200 m2 hiệu quả, tiếp tục vận động nhân dân mang thóc nếp đi đổi giống lúa mới. Năm đầu thắng lợi 10,5 ha; năm 2 thắng lợi 45 ha; năm 3 tiếp tục thắng lợi 70 ha lúa 2 vụ… Đồng bào dần chuyên tâm với cây lúa. 

Hôm nay, Tú Lệ thực sự đổi mới, trở thành khu thị tứ sầm uất với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhiều dịch vụ, nhà hàng, nhiều sản phẩm đặc sản… thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Cùng Bí thư Đảng ủy xã Tú Lệ  - Bùi Thị Doan kiểm tra tuyến đường nối Pom Ban và xã Nậm Có (Mù Cang Chải) được đổ bê tông phẳng lỳ mới thấy ý chí, quyết tâm của Tú Lệ trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới là vô cùng to lớn.

"Hiện, xã triển khai và hoàn thành đổ bê tông gần 100% các tuyến đường liên thôn, liên xã! Nhưng điều mà chúng tôi thành công nhất, chính là công tác đảm bảo ANTT luôn được giữ vững, ổn định. Đặc biệt, Tú Lệ đã ra khỏi xã trọng điểm về ANTT và ma túy” - Bí thư Doan khẳng định. 

Được biết, nhằm đạt được tiêu chí về ANTT năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã Tú Lệ tiếp tục lao vào cuộc chiến với tội phạm ma túy, đưa người nghiện đi cai, quan tâm giải quyết việc làm sau cai; kiện toàn các tổ tự quản, dòng họ tự quản hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tự giác, tự phòng, tự quản theo quy ước của thôn và quy định của pháp luật; các nhóm tự quản thường xuyên tuần tra nhằm phòng ngừa, phát hiện sớm các đối tượng phạm tội và quyết tâm phấn đấu hoàn thành tiêu chí nông thôn mới về ANTT năm 2021.
 

Anh Dũng - Ngọc Sơn
(Bài 2: Con đường đoàn kết dân tộc)

Tags Tú Lệ Văn Chấn cuộc vận động "ba bỏ” nông thôn mới tội phạm ma túy

Các tin khác

Những năm đầu tái lập tỉnh, hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ của Yên Bái chủ yếu là chợ, cửa hàng tự chọn. Đến nay, sau 30 năm, hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường và có những bước đi vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tái lập tỉnh, Yên Bái xây dựng quê hương trong những khó khăn chồng chất của tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước. 30 năm qua với 6 nhiệm kỳ đại hội Đảng, các thế hệ cán bộ, lãnh đạo các cấp cùng sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Yên Bái đã giành được nhiều thành tựu quan trọng.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ngay từ khi tái lập tỉnh, bằng những giải pháp đột phá và quyết liệt, Yên Bái đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống giao thông để đi trước mở đường, tăng tính kết nối và lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, 30 năm qua, Yên Bái đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào trong phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải bảo tồn và phát huy tốt nét đẹp văn hóa trong thêu, may trang phục truyền thống.

Xuyên suốt chặng đường 76 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và 30 năm tái lập tỉnh, Yên Bái đã tạo lập một nền tảng vững chắc với những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Chặng đường ấy, Yên Bái chú trọng thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với xây dựng con người Yên Bái phát triển toàn diện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục