Tăng cường nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/11/2015 | 9:37:57 AM

YBĐT - Đảng, Nhà nước cần tăng cường nguồn lực cho quốc phòng-an ninh (QPAN); giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tăng cường QPAN cả trong điều kiện thời bình cũng như trong điều kiện phải đối phó với chiến tranh hoặc có đột biến chính trị, thiên tai, địch họa.

Phần X của Dự thảo Báo cáo chính trị về Tăng cường quốc phòng, an ninh (QPAN) , bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đánh giá sâu sắc, toàn diện thành tựu (QPAN) nhiệm kỳ qua. Đồng thời, cũng đã chỉ ra những tồn tại, yếu kém: nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo QPAN trên một số lĩnh vực, địa bàn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ. Việc quán triệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về QPAN của một số cấp uỷ, chính quyền có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để; còn thiếu những giải pháp mang tính chiến lược. Cơ chế, chính sách, pháp luật về QPAN chưa hoàn thiện.

Trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ; tranh chấp biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực; việc xác định những định hướng đối với sự nghiệp QPAN đến năm 2020 và những năm tiếp theo là hết sức quan trọng. Ngoài phương hướng, nhiệm vụ đã nêu trong Dự thảo Báo cáo chính trị, tôi thấy rằng,  Đảng và Nhà nước cần chú trọng một số vấn đề:

Thứ nhất: để đạt được mục tiêu trọng yếu của QPAN là: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hoá dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” thì tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội phải tăng cường giáo dục nhận thức về đường lối quân sự cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên quan điểm “Nhiệm vụ QPAN là nhiệm vụ của toàn dân, do nhân dân tiến hành theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, trong đó, lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước”; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, truyền thống cách mạng; bồi dưỡng lòng yêu nước và lòng tin tuyệt đối của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Thứ hai: kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hoá, xã hội với QPAN và QPAN với kinh tế, văn hoá, xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội, trú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo; kinh tế có phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo mới tạo ra được tiềm lực cho QPAN; khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót hiện nay trong việc kết hợp kinh tế và QPAN tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược; kết hợp chặt chẽ giữa QPAN và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về QPAN; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân.

Thứ ba: xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Có kế sách để chủ động chuẩn bị lực lượng đủ mạnh theo hướng chính quy, hiện đại đủ sức chiến đấu đánh bại mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống. Ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, nhất là các nhân tố bên trong có thể gây ra đột biến.

Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng, Nhà nước cần tăng cường nguồn lực cho QPAN; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tăng cường QPAN cả trong điều kiện thời bình cũng như trong điều kiện phải đối phó với chiến tranh, hoặc có đột biến chính trị, thiên tai, địch họa. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển công nghiệp QPAN theo hướng lưỡng dụng; tăng cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ tư: để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ QPAN, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về QPAN; tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, lực lượng dự bị động viên, dân quân, tự vệ, công an xã, bảo vệ dân phố, bảo về cơ quan doanh nghiệp thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, xung kính trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh vững chắc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Lê Bá Hùng (Hội Luật gia tỉnh)

Các tin khác
Nhiều tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 đã không đạt được.

Dự thảo Báo cáo Chính trị viết: “Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã không đạt được” (mục 1, phần “I. Đánh giá tổng quát...”).

YBĐT - Góp ý vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, nhiều đảng viên trong tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình hưởng ứng. Sau đây là một số ý kiến tham gia vào Dự thảo:

YBĐT - Góp ý vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, đồng chí Nguyễn Trung Hiếu - Bí thư Đảng ủy xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình tham gia như sau:

YBĐT - Đó là ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, đồng chí Trịnh Thế Bình - Chánh văn phòng Huyện ủy Mù Cang Chải. Sau đây là nội dung ý kiến đóng góp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục