Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu HĐND cấp xã

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/3/2021 | 6:39:00 AM

YênBái - Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 và Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 1 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định cụ thể nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND đối với từng loại đơn vị hành chính...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Quang Vinh ở huyện Văn Chấn hỏi: Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu HĐND cấp xã được quy định như thế nào? Trường hợp số dân dùng để tính số lượng đại biểu HĐND được bầu ở mỗi đơn vị hành chính còn dư thì có được làm tròn số không?

Trả lời: Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu HĐND cấp xã được quy định: 

Việc xác định tổng số đại biểu HĐND cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc:

- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2.000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu.

- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2.000 dân đến dưới 3.000 dân được bầu 19 đại biểu.

- Xã, thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 3.000 dân đến 4.000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 4.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

Việc xác định xã miền núi, vùng cao, hải đảo để làm căn cứ xác định số lượng đại biểu HĐND được bầu căn cứ vào văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Tại Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quan rà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn).

- Xã, thị trấn không thuộc trường hợp nêu trên có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5.000 dân thì cứ thêm 2.500 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu. 

-  Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu.

- Phường có trên 10.000 dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

Trường hợp số dân dùng để tính số lượng đại biểu HĐND được bầu ở mỗi đơn vị hành chính còn dư:
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 và Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11 tháng 1 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định cụ thể nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND đối với từng loại đơn vị hành chính: tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn căn cứ vào dân số, đặc điểm (miền núi, vùng cao, hải đảo) và số lượng đơn vị hành chính trực thuộc. Chẳng hạn:

- Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu.

- Huyện không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80.000 dân thì cứ thêm 15.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu. 

- Phường có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 21 đại biểu; phường có trên 10 nghìn dân thì cứ thêm 5.000 dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 30 đại biểu.

Thực hiện đúng các quy định nêu trên thì nếu số lượng dân tăng thêm (so với mức chuẩn đầu tiên) ở 1 đơn vị hành chính đáp ứng đủ điều kiện để bầu thêm 1 đại biểu thì mới được tính thêm 1 đại biểu vào tổng số đại biểu HĐND được bầu ở đơn vị hành chính đó (tức là không có việc chia bình quân và làm tròn số). 

Ví dụ: tại phường X có tổng số dân là 14.000 người thì số đại biểu HĐND phường được bầu vẫn chỉ là 21 đại biểu bởi số dân tăng thêm so với tiêu chuẩn 10.000 dân chỉ có 4.000 người (thấp hơn mức 5.000 dân để được tăng thêm 1 đại biểu theo quy định của Luật). 

Tại tỉnh Y có dân số là 1.541.829 người (tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020), căn cứ theo quy định của Luật sẽ được bầu 50 đại biểu HĐND cấp tỉnh ứng với 500.000 dân đầu tiên và thêm 20 đại biểu ứng với 1.000.000 dân tiếp theo (50.000 người x 20 lần); số dân còn lại là 41.829 người ít hơn 50.000 người, chưa đủ để bầu thêm 1 đại biểu nên không được tính nữa. Như vậy, tổng số đại biểu HĐND tỉnh Y nhiệm kỳ 2021 - 2026 được bầu là 70 đại biểu.

B.T

Các tin khác

UBND phối hợp với HĐND và MTTQ thành lập các tổ phụ trách bầu cử ở địa phương.

Quang cảnh Hội nghị.

Sáng 18/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Yên Bái tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần 2 để thỏa thuận, lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Yên Bái khóa XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Quang cảnh Hội nghị.

Sáng 18/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lục Yên tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Nông dân Yên Bái hăng hái thi đua lao động sản xuất hướng về ngày bầu cử.

Hướng về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các cấp Hội Nông dân trong toàn tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cán bộ, hội viên và nông dân trong tỉnh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, tích cực thi đua lao động sản xuất, hướng về ngày hội non sông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục