Vạch trần luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/4/2021 | 2:00:30 PM

Trong lúc cả hệ thống chính trị và người dân chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp thì các thế lực thù địch lại xuyên tạc vai trò của Đảng trong bầu cử.

Những luận điệu này cho thấy những kẻ viết và nói lấy được này, không hề hiểu pháp luật Việt nam.
Những luận điệu này cho thấy những kẻ viết và nói lấy được này, không hề hiểu pháp luật Việt nam.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp luôn là những sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Tuy nhiên, gần như đã thành thông lệ, các thế lực thù địch, phản động luôn tận dụng thời điểm này để gia tăng hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam.

Trong khi công tác chuẩn bị cho bầu cử đang được các cấp, các ngành, các địa phương tích cực tiến hành thì với mưu đồ thâm độc, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị đang tập trung triển khai nhiều hoạt động chống phá với tính chất hết sức quyết liệt, trong đó chúng đưa lên hàng đầu việc xuyên tạc vai trò của Đảng trong cuộc bầu cử, gây nhiễu loạn thông tin, kích động dư luận nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các luận điệu xuyên tạc vai trò của Đảng trong công tác bầu cử

Gần đây, các trang mạng phản động cấu kết với một số phương tiện truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã tung ra các bài viết thông tin sai lệch về bầu cử tại Việt Nam.

Vẫn với những lập luận cũ rích rằng "Bầu cử chỉ là "màn kịch dân chủ", Đảng Cộng sản đang độc diễn", "Không có bầu cử dân chủ khi còn thể thức Đảng cử dân bầu"… "Đảng chỉ đạo cơ cấu tỷ lệ đại biểu trước khi bầu, nên sẽ không có một Quốc hội đại diện cho nhân dân" các đối tượng xấu quy kết cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là không chính danh, không đúng pháp luật.

Theo Hiến pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội và như vậy thì đương nhiên Đảng cần tập trung lãnh đạo cuộc bầu cử để xây dựng chính quyền nhân dân, và chính sự lãnh đạo ấy giúp cho quá trình bầu cử theo đúng Hiến pháp và pháp luật, phát huy được vai trò của toàn Đảng, toàn dân trong sự kiện quan trọng này.

Ông Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết: "Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định rất rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Tất cả những việc Đảng làm chỉ vì một mục đích duy nhất và cao cả nhất đó là vì lợi ích của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân lao động".

"Không lấy gì làm lạ cứ mỗi kỳ đại hội hay bầu cử là một làn sóng tức là thay phiên nhau để phản bác bôi xấu chế độ đất nước ta. Mặc dầu họ biết đường lối chính sách của Đảng nhưng họ muốn xóa đi tất cả những cái mà nhân dân ta đã thống nhất trong hiến pháp cũng như trong luật. Họ không hiểu rằng những điều họ nêu ra thì người dân có chấp nhận hay không? Qua điều tra xã hội học và Mặt trận đã tiến hành thì hầu hết những người mà yêu nước đều là những người phản bác và cho rằng đấy là những phần tử lừa bịp không đáng tin cậy" - ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ.

Các đối tượng xấu còn tung loạt bài phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với luận điệu cho rằng sẽ không có bầu cử dân chủ khi hiệp thương chia ghế đại biểu trước khi bầu cử. Hiệp thương do Đảng lãnh đạo sắp xếp ai được thì người đó được.

Thực chất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nơi tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, bao gồm đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trong quy trình bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hội nghị hiệp thương nhằm lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đảm bảo dân chủ và đúng luật; đảm bảo chất lượng của đại biểu. Đây là một mô hình rất chặt chẽ mà không phải quốc gia nào cũng có.

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ nhấn mạnh: "Luật bầu cử quy định rất rõ chỉ có MTTQ Việt Nam mới có quyền Hiệp thương lựa chọn người ra giới thiệu ứng cử làm sao để những đại biểu được bầu thực sự là những người của dân, sống vì dân và hoạt động Quốc hội do dân".

"Về những ý kiến không thiện chí cho rằng bầu cử tại Việt Nam là không dân chủ thì với những câu nói ấy với người dân Việt Nam là bằng thừa. Thông qua những gì đang diễn ra ở thế giới thì người dân Việt Nam đến 99,9% tin rằng bầu cử như vậy là phù hợp. Họ cần sự ổn định, họ cần tìm ra tiếng nói của người đại diện cho họ nhưng lại phù hợp với điều kiện của đất nước Việt Nam chúng ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những gì chúng ta đã làm, đang làm, đang tiến hành bầu cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội như vậy là phù hợp" - ông Vũ Đức Trường, kiều bào Ukraine cho biết.


Vạch trần luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử - Ảnh 2.

 Thực tiễn hơn 90 năm qua đã chứng minh cho thấy vai trò lãnh đạo mang tính quyết định của Đảng trên mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong cuộc bầu cử là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cuộc bầu cử đạt kết quả cao nhất, từ đó lựa chọn ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Cùng với việc đưa ra những luận điệu sai trái về tính Dân chủ và vai trò của Đảng trong Bầu cử thì vấn đề về người tự ứng cử và ứng cử viên ngoài Đảng tiếp tục là chiêu bài mà các thế lực thù địch và những đối tượng phản động sử dụng nhằm đưa thông tin sai lệch với mục tiêu lợi dụng dân chủ để dẫn dắt dư luận xã hội, phá hoại cuộc bầu cử...

Gần đây, trên mạng xã hội, một số đối tượng tự nhận mình là các "nhà dân chủ" đã rêu rao thông tin mình tự ứng cử và kêu gọi hãy trao quyền cho họ, để họ thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.

Vạch trần luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử - Ảnh 3.
Trên thực tế, những thành phần cơ hội này thường không đủ tiêu chuẩn ra ứng cử, khi mà phần lớn họ đều chưa đủ tiêu chuẩn để là 1 công dân gương mẫu, có ích cho xã hội, thậm chí còn không được chính người dân nơi họ đang cư trú tín nhiệm.

Vì thế, khi không đạt được số phiếu lựa chọn từ nơi cư trú, những "nhà dân chủ" rởm này lại tìm cách lu loa trên các trang mạng xã hội rằng quy trình giới thiệu người ứng cử là do Đảng "đạo diễn", việc tự ứng cử của các ứng cử viên như họ luôn vấp phải cản trở, bị gây khó dễ... hay lâu nay số người tự ứng cử lọt vào Quốc hội gần như là con số không.

Trên thực tế, quá trình giới thiệu ứng cử viên và người tự ứng cử hay ứng cử viên ngoài Đảng ở Việt Nam hoàn toàn minh bạch, công khai và dân chủ, do chính cử tri ở các cấp cơ sở sáng suốt lựa chọn bằng lá phiếu tín nhiệm.

Dân chủ trong bầu cử

Là người nhiệt tình và năng động trong công việc, GS Nguyễn Anh Trí đã ra ứng cử ĐBQH khóa XIV ngay sau khi nghỉ hưu. Được người dân tín nhiệm thông qua những hoạt động từ khi còn làm việc tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, ông đã trúng cử ĐBQH khóa XIV và hiện đang tiếp tục tự ứng cử khóa XV.

"Tôi là đại biểu tự ứng cử và đã trúng cử 1 lần thì tôi biết là người tự ứng cử và người được giới thiệu là không khác gì. Tôi tự làm đơn mang ra nộp, còn những người khác thì họ phải qua giai đoạn Hiệp thương ban đầu. Nhưng bản chất nói như tôi đã nói, đây là quá trình để mà cắt cử những người phù hợp, người xứng đáng. Còn khi họ nộp đơn rồi thì tiến trình đó kể cả tự ứng cử cũng như người được giới thiệu đều như nhau, không có khác biệt" - Giáo sư, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí nói.

Cũng là một trong số người tự ứng cử và đã trúng cử tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV, PGS Hoàng Văn Cường cho rằng những thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc vấn đề tự ứng cử của công dân để kích động dư luận.

Phó Giáo sư Hoàng Văn Cường, người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, đoàn Đại biểu thành phố Hà Nội cho rằng: "Cuộc bầu cử này quan trọng như thế thì các thế lực này sẽ phải tìm mọi cách để bôi nhọ, để làm sao đấy cuộc bầu cử không thành công. Trong cơ cấu thành phần được định hướng trong hiệp thương hết sức chú trọng khuyến khích làm thế nào phải đưa được những người mà không phải là Đảng viên, những người tự ứng cử để tham gia vào danh sách bầu cử đó. Trên thực tế có rất nhiều các ĐBQH tự ứng cử đã thành công và cũng có ĐBQH không phải Đảng viên đã tham gia nghị trường và đóng góp rất là thành công. Rõ ràng đây là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, không chỉ bó hẹp trong những đại biểu là người trong Đảng mà rất coi trọng, mở rộng ra các thành phần khác, các tổ chức xã hội khác".

Có thể thấy, những luận điệu chụp mũ, xuyên tạc về người tự ứng cử, những luận điệu sai trái về người ngoài Đảng ra ứng cử được một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước liên tục đăng tải hòng làm nhiễu loạn thông tin, gây dư luận tiêu cực, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng điều mà các đối tượng này đang cố tình không hiểu rằng, trong nhiều khóa Quốc hội trở lại đây, các đại biểu tự ứng cử, các đại biểu là người ngoài Đảng ngày càng có năng lực với nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động lập pháp của Quốc hội. Thậm chí có những đại biểu tự ứng cử 3-4 nhiệm kỳ mà vẫn đạt số phiếu tín nhiệm cao. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất của tính minh bạch, dân chủ và không cản trở gì người tự ứng cử và người ngoài Đảng ứng cử.

Vạch trần luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử - Ảnh 4.

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, công tác bầu cử dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được tổ chức khoa học, chặt chẽ, tuân thủ nguyên tắc dân chủ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cả xã hội, cũng như phát huy quyền làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân.

Mỗi người Việt Nam có lương tri và có trách nhiệm đối với xây dựng đất nước đều nhận thấy, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước, cần nghiêm túc thể hiện trách nhiệm công dân, thực hiện tốt Hiến pháp và pháp luật.

Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, mỗi cán bộ Đảng viên, người dân trong và ngoài nước đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình, cần tỉnh táo tiếp nhận những thông tin đúng, chính thống để giữ vững niềm tin và hành động đúng đắn tránh rơi vào luận điệu xuyên tạc, sai trái của những tổ chức, cá nhân phản động, góp phần giữ vững ổn định, đóng góp vào thành công trong ngày hội lớn của đất nước.

(Theo VTV)

Các tin khác
Ủy ban Bầu cử huyện Văn Yên đánh giá kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ 2.

Ngày 23/5, trên 96.000 cử tri huyện Văn Yên sẽ tham gia bỏ phiếu thực hiện trách nhiệm và quyền lợi của mình để lựa chọn, bầu ra những đại biểu xứng đáng, đại diện cho mình trong Quốc hội và HĐND các cấp. Để ngày bầu cử thực sự là ngày hội toàn dân, thời gian qua, huyện Văn Yên đã chủ động và tích cực triển khai thực hiện các công việc theo đúng luật định.

Hội viên phụ nữ xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Thực hiện công tác tuyên truyền, các cấp Hội LHPN trong tỉnh tập trung tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ, hội viên, phụ nữ các quan điểm của Đảng, quy định của pháp luật về bầu cử; ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử; trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của công dân trong công tác bầu cử; tình hình phụ nữ tham gia chính trị ở Việt Nam và trên thế giới.

Thường trực HĐND huyện Trạm Tấu kiểm tra mô hình trồng sả Java tại xã Hát Lừu.

Trạm Tấu là huyện vùng cao nhiều khó khăn, trình độ dân trí của đồng bào còn hạn chế. Vì vậy, để giải đáp mọi thắc mắc của cử tri, củng cố niềm tin của người dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng đòi hỏi mỗi đại biểu HĐND huyện Trạm Tấu cần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác, đáp ứng kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân.

Hỏi: Cách tính tuổi công dân để ghi tên vào danh sách cử tri được quy định như thế nào? Những người nào không được ghi tên vào danh sách cử tri?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục