Công bố danh sách chính thức 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/4/2021 | 7:16:15 AM

Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV gồm 868 người tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Quốc hội khóa XIV họp tại hội trường Diên Hồng
Quốc hội khóa XIV họp tại hội trường Diên Hồng

Ngày 27/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia đã ký Nghị quyết Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước.

Danh sách gồm 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV.

Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố, các cơ quan có liên quan ở Trung ương, địa phương và các cá nhân theo trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành là ngày 27/4.

Cơ cấu kết hợp chung của cả nước như sau:

- Người ứng cử là phụ nữ: 393 người, tỉ lệ 45,28%;

- Người ứng cử là người dân tộc thiểu số: 185 người, tỉ lệ 21,31%;

- Người ứng cử là người ngoài Đảng: 74 người, tỉ lệ 8,53%;

Về trình độ chuyên môn:

+ Người ứng cử có trình độ trên đại học: 564 người, tỉ lệ 64,98%;

+ Người ứng cử có trình độ đại học: 294 người, tỉ lệ 33,87%;

+ Người ứng cử có trình độ dưới đại học: 10 người, tỉ lệ 1,15%;

Về trình độ lý luận chính trị:

+ Cử nhân: 55 người, tỉ lệ 6,34%;

+ Cao cấp: 587 người, tỉ lệ 67,63%;

+ Trung cấp: 111 người, tỉ lệ 12,79%;

+ Sơ cấp: 35 người, tỉ lệ 4,03%;

+ 80 người không có chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị, tỉ lệ 9,22%.

- Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Hầu hết người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học.

- Người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử: 205 người, tỉ lệ 23,62%;

- Người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 224 người, tỉ lệ 25,81%.

- Về độ tuổi bình quân (tính trung bình trong 868 người ứng cử): 46 tuổi (Người cao tuổi nhất là 77 tuổi, người trẻ tuổi nhất là 24 tuổi).

Trong số 203 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương:

- Các cơ quan Đảng: 11 người, tỉ lệ 5,42%;

- Cơ quan Chủ tịch Nước và các cơ quan tư pháp: 5 người, tỉ lệ 2,46%;

- Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương): 129 người, tỉ lệ 63,55%;

- Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 người, tỉ lệ 7,39%;

- Lực lượng vũ trang:

+ Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 người, tỉ lệ 5,91%;

+ Công an: 2 người, tỉ lệ 0,99%;

- Kiểm toán nhà nước: 1 người, tỉ lệ 0,49%;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 28 người, tỉ lệ 13,79%.

Vào ngày Chủ nhật, 23/5/2021, cử tri cả nước sẽ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV xem tại đây:

Đơn vị bầu cử Hà Nội: Trang 1-26

Đơn vị bầu cử TP Hồ Chí Minh: 27-54

Đơn vị bầu cử các tỉnh, TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang: 55-104

Đơn vị bầu cử các tỉnh Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định: 105-136

Đơn vị bầu cử các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông: 137-172

Đơn vị bầu cử các tỉnh Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên: 173-242

Đơn vị bầu cử các tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng, Long An, Nam Định: 243-298

Đơn vị bầu cử các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam: 299-344

Đơn vị bầu cử các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái: 345-446

(Theo VTV)

Các tin khác
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử  tỉnh chỉ đạo triển khai công tác bầu cử.

Thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia công tác bầu cử, góp phần để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp tỉnh Yên Bái nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra bảo đảm đúng pháp luật, thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, hiện tại, công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đã được ban thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh tiến hành dân chủ, khách quan, công khai, đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bầu cử.

Lãnh đạo HĐND xã Nghĩa An (bên phải) tuyên truyền cử tri thôn Đêu 2 thực hiện nghiêm túc quyền lợi, nghĩa vụ đi bầu cử.

Chủ động, nỗ lực chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ công tác bầu cử, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng và tập trung thực hiện các phương án để giải quyết mọi khó khăn liên quan.

Còn chưa đầy 1 tháng nữa là tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, khối lượng công việc đang đòi hỏi rất lớn và khẩn trương. Ban Chỉ đạo, ủy ban bầu cử các cấp của thành phố Yên Bái đangtăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để giải quyết những vướng mắc phát sinh từ cơ sở, chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ ngày bầu cử 23/5 tới.

Với phương châm “4 tại chỗ”, hệ thống y tế cả nước đã sẵn sàng, lên các kịch bản để “ngày hội bầu cử” diễn ra an toàn. Kể cả tình huống hỗ trợ cử tri bỏ phiếu trong khu cách ly phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục