Hội thảo khoa học “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Yên Bái”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2022 | 11:05:54 AM

YênBái - Sáng 7/10, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Hội thảo khoa học "Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn tỉnh Yên Bái” (10/1952 - 10/2022) tại Thị uỷ Nghĩa Lộ.

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe tham luận do các nhà quản lý văn hóa, cán bộ quân đội, những nhà khoa học lịch sử trình bày về: bối cảnh lịch sử, tương quan lực lượng giữa ta và địch trong chiến dịch Tây Bắc; quan điểm, quyết tâm chỉ đạo chiến dịch của Đảng, của Bác Hồ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái; sự hi sinh, gian khổ của cán bộ chiến sĩ, đồng bào cả nước nói chung và của Yên Bái nói riêng cho Chiến dịch Tây Bắc; diễn biến, kết quả của chiến thắng Nghĩa Lộ, giải phóng hoàn toàn Yên Bái; ý nghĩa của Chiến dịch Tây Bắc và chiến thắng Nghĩa Lộ với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với đòn đánh quyết định là Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm 1954. 

Trong đó có những nội dung có tính chất đề dẫn làm nổi bật nội dung Hội thảo như tham luận "Chiến thắng Nghĩa Lộ là tiền đề quan trọng đưa đến thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc và Chiến dịch Điện Biên Phủ" của Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh hay tham luận về "Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong Chiến dịch Tây Bắc giải phóng Nghĩa Lộ" của ông Nông Thuỵ Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và nhiều đại biểu khác.


Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tham luận nội dung "Chiến thắng Nghĩa Lộ là tiền đề quan trọng đưa đến thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc và Chiến dịch Điện Biên Phủ".


Ông Nông Thuỵ Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tham luận về "Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong Chiến dịch Tây Bắc giải phóng Nghĩa Lộ".

Hội thảo cũng đồng thời được nghe những kiến nghị, đề xuất của những nhà quản lý văn hóa, những nhà khoa học trong công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị lịch sử và kinh tế - xã hội của Chiến dịch Tây Bắc và chiến thắng Nghĩa Lộ. 


Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo.

Hội thảo không chỉ nhằm ôn lại một thời kỳ lịch sử hào hùng của quân dân ta nói chung, của quân dân Yên Bái - trong đó có thị xã Nghĩa Lộ nói riêng mà còn bổ sung những tư liệu lịch sử về Chiến dịch Tây Bắc, về chiến thắng Nghĩa Lộ, làm dày thêm trang sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, góp phần vun đắp niềm tự hào, tinh thần yêu nước cho các thế hệ tương lai. Hội thảo khoa học còn thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm của những người làm công tác sưu tầm, bảo tồn, bảo tàng liên quan đến Chiến dịch Tây Bắc.



Trước đó, đoàn đại biểu tham dự Hội thảo đã đến dâng hương tại Di tích lịch sử Căng - Đồn, thị xã Nghĩa Lộ (ảnh trên).
Thu Trang - Mạnh Cường
 

Tags Hội thảo khoa học 70 năm chiến thắng Nghĩa Lộ giải phóng tỉnh Yên Bái

Các tin khác
Nhà văn Hà Lâm Kỳ kính tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiếc khèn bè của người Thái Nghĩa Lộ, ngày 2/9/2003. (Ảnh tư liệu của tác giả)

Ngày 15/8/1997, nhà văn Hà Lâm Kỳ cùng mấy anh em làm công việc sưu tầm văn hóa - lịch sử vinh dự được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để ghi lại những câu chuyện về Chiến dịch Tây Bắc. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết này!

Học sinh các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ tham quan dấu tích lô cốt của Pháp tại Khu Di tích lịch sử Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

Chiến thắng Nghĩa Lộ đã mở toang cánh cửa để lực lượng của ta tiến vào Tây Bắc, tạo thế và đà cho Chiến dịch Tây Bắc toàn thắng làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Góp phần làm nên chiến thắng ấy là những người dân hết lòng với cách mạng. Và trong cuộc sống hôm nay, với niềm tự hào về truyền thống lịch sử và tình yêu với mảnh đất này, họ tiếp tục góp sức vào xây dựng quê hương theo những cách riêng của mình.

Đồn Sơn Bục ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) bị quân ta tiêu diệt trong chiến dịch Tây Bắc, năm 1952. (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Chiến thắng Tây Bắc năm 1952 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những giải phóng một vùng chiến lược, phần lớn đồng bào Tây Bắc thoát khỏi ách thống trị của giặc Pháp mà còn xóa bỏ sự uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc từ phía Tây.

Đồn Nghĩa Lộ năm 1952.

Nghĩa Lộ là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng thuộc vùng cửa ngõ phía Đông đi vào vùng Tây Bắc của Tổ quốc, một địa danh không những có truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc đậm nét mà còn có truyền thống yêu nước và cách mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục