Kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972 - 18/12/2022)

Sân bay Yên Bái - nơi anh hùng Phạm Tuân xuất kích chiến đấu bắn rơi pháo đài bay B.52

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/12/2022 | 7:45:46 AM

YênBái - Một trong những chiến công trên mặt trận chiến đấu trên không đã đi vào lịch sử của không quân nhân dân Việt Nam, đó là ngày 27/12/1972, từ Sân bay Yên Bái, phi công Phạm Tuân đã thực hiện chuyến bay chiến lược, xuất kích chiến đấu bắn rơi pháo đài bay B.52 của Mỹ trong Chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".

Trung tướng, phi công Phạm Tuân (người thứ 2 từ trái sang) cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm Sân bay Yên Bái.
Trung tướng, phi công Phạm Tuân (người thứ 2 từ trái sang) cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm Sân bay Yên Bái.

Sân bay Yên Bái hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1968, trở thành một trong những căn cứ không quân quan trọng bảo đảm cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân nhân dân Việt Nam.

Trong giai đoạn chiến đấu với không quân Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc (1965 - 1972), cán bộ, chiến sĩ Sân bay Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực, quân dân Yên Bái bắn rơi 115 máy bay Mỹ, trong đó có chiếc máy bay thứ 800 ở miền Bắc được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Năm 1972, tại Sân bay Yên Bái, Trung đoàn 925 đã xuất kích chiến đấu và đánh thắng ngay trận đầu cùng nhiều trận không chiến hết sức ác liệt, phi công Sân bay Yên Bái đã trực tiếp bắn rơi 8 máy bay Mỹ... 

Một trong những chiến công trên mặt trận chiến đấu trên không đã đi vào lịch sử của không quân nhân dân Việt Nam, đó là ngày 27/12/1972, từ Sân bay Yên Bái, phi công Phạm Tuân đã thực hiện chuyến bay chiến lược, xuất kích chiến đấu bắn rơi pháo đài bay B.52 của Mỹ trong Chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. 

Chiếc máy bay B52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 băn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội) vào 20h13 đêm 18/12/1972. (Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Phòng không - Không quân).
Chiếc máy bay B.52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 bắn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội) vào 20h13 đêm 18/12/1972. (Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Phòng không - Không quân).

Trong hồi ức của mình, Anh hùng Lực lượng vũ trang Phạm Tuân kể: "22 giờ 20 phút, nhận lệnh từ Sở Chỉ huy và được sự hỗ trợ của đồng đội, tôi nhanh chóng cho máy bay cất cánh. Khi đến bầu trời Sơn La, nhận được thông báo B52 cách 200, 150, 100 km rồi 70 km... Khi cách tốp B.52 khoảng 3.000 mét, được lệnh phóng tên lửa, tôi trả lời: "Xin chờ một chút”. 

Khẩu lệnh bắn lần thứ hai được thông báo, đến lần thứ ba nhắc bắn tôi mới quyết định. Chớp thời cơ có lợi, đưa mục tiêu vào vòng ngắm, tới cự ly hiệu quả, tôi nhanh chóng ấn nút phóng liền hai quả tên lửa vào một chiếc B.52. Tên lửa nổ sáng rực bầu trời trước mắt, tôi nhanh chóng vòng trái và hạ xuống độ cao 2.000 mét, rồi hạ cánh xuống Sân bay Yên Bái - nơi tôi cất cánh 20 phút trước đó. Thấy "pháo đài bay” bốc cháy, biên đội yểm trợ điên cuồng lùng sục nhưng đã quá muộn. Những chiếc còn lại trút bom bừa bãi rồi quay về căn cứ".


Máy bay tiêm kích MIG-21 do Phạm Tuân điều khiển bắn rơi B.52 vào đêm 27/12/1972. (Ảnh: Dân Trí)

Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng phòng không nói chung, Quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, cội nguồn làm nên sức mạnh để đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ; về tinh thần chiến đấu kiên cường, mưu trí dũng cảm, sáng tạo của bộ đội phòng không - không quân, của quân và dân miền Bắc, trong đó có nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. 

Nhắc nhớ chiến công của quân và dân Yên Bái trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước để mỗi chúng ta tự hào hơn với truyền thống yêu nước của quê hương, từ đó ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu đóng góp hơn nữa vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, quyết tâm xây dựng quê hương Yên Bái giàu đẹp, tiến bộ và văn minh, trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Thảo My

Tags Sân bay Yên Bái Trung đoàn 925 không quân Phạm Tuân pháo đài bay B.52

Các tin khác
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và Cục Văn hóa cơ sở trao giải Nhất cuộc thi sáng tác tranh cổ động cho tác giả Phạm Ngọc Mạnh, Báo Phụ nữ Việt Nam.

Chiều 14/12, tại khu vực quảng trường Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng tổ chức khai mạc triển lãm tranh cổ động tấm lớn và trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (18/12/1972 - 18/12/2022).

Bộ đội tên lửa những ngày đánh trận Điện Biên Phủ trên không.

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân miền Bắc đã tổ chức chiến dịch phòng không quy mô lớn vào những ngày cuối tháng 12/1972, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).

Bìa cuốn sách “Điện Biên Phủ trên không”: Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam”.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu 4 tựa sách về chiến dịch lịch sử này, với lời kể của những “người trong cuộc”.

Máy bay B52 của Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc.

Hà Nội mùa đông năm 1972 đã chứng kiến 12 ngày đêm khói lửa trong trận chiến "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". Các phi công Sư đoàn Không quân 371 đã kiên cường đánh đuổi "pháo đài bay" B52 để bảo vệ vùng trời Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục