Bảo tàng Điện Biên Phủ tăng giờ mở cửa phục vụ khách tham quan

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/4/2024 | 9:45:50 AM

Trong đợt cao điểm tháng 4 và 5, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sẽ tổ chức đón tiếp, phục vụ khách tham quan thêm một số buổi tối.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Ảnh: dienbien.gov.vn
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Ảnh: dienbien.gov.vn

Bắt đầu từ ngày 1/4 đến 31/5, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Bảo tàng) sẽ mở cửa đón khách tham quan vào các tối thứ 6 và thứ 7 hằng tuần, ngày 6 và 7/5, bắt đầu từ 19h30 đến 21h.

Theo thống kê, riêng tháng 3 vừa qua, Bảo tàng đã đón hơn 50.400 lượt khách tham quan, trong đó có nhiều đoàn cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ, sinh viên... nhằm tìm hiểu, nghiên cứu, ôn lại truyền thống đấu tranh hào hùng của ông cha ta đã làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

Để bảo đảm công tác phục vụ khách tham quan được chu đáo, hiệu quả và an toàn, Bảo tàng đã xây dựng kế hoạch cụ thể; huy động tối đa viên chức, lao động tăng ca, tăng giờ, tăng cường lực lượng hướng dẫn viên đáp ứng nhu cầu các đoàn khách…


Một gian trưng bày tại Bảo tàng - Ảnh: dienbien.gov.vn

Bảo tàng đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến mảnh đất lịch sử Điện Biên. Đây cũng là điểm nhấn để tỉnh đưa du lịch lịch sử thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong thiết kế của Bảo tàng, phần trưng bày được bố trí ở tầng nổi, có diện tích 1.250 m2 với gần 1.000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, bản đồ... Đây được đánh giá là khu trưng bày hiện đại, tổ chức khoa học, mỹ thuật với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.


Pháo H6 xuất hiện vào đợt tấn công thứ 3 của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho quân Pháp hoang mang - Ảnh: dienbien.gov.vn

Tại mỗi không gian trưng bày, ngoài tài liệu, hiện vật... là phối cảnh không gian bằng các mô hình người, vật, đồ vật, cây cối. Có thể kể tới những không gian nổi bật, như phối cảnh kéo pháo vào trận địa, vận chuyển lương thực, phá đá mở đường…

Một không gian khác cũng nổi bật không kém là phần trưng bày về công tác quân y, với các mô hình bác sĩ, y tá chăm sóc thương binh trong các hầm trú ẩn… cho thấy thực tế đau thương của chiến tranh, sự khốc liệt của súng, pháo và bom mìn. Sâu sắc hơn, đó là những nỗ lực, chiến công thần kỳ của công tác quân y khi cứu chữa và trả về các đơn vị hơn 5.000 thương binh có thể tiếp tục chiến đấu.


Mô hình một trong 4 khẩu pháo cao xạ tại trận đánh Điện Biên Phủ - Ảnh: dienbien.gov.vn

Đặc biệt, tại nhà trưng bày đã tổ chức trưng bày một số loại pháo như sơn pháo, cao xạ, pháo 105 mm, pháo H6. 

Pháo 105 mm và pháo H6 là những vũ khí hạng nặng lần đầu tiên được sử dụng, đã đem lại hiệu quả bất ngờ cho trận chiến. Mặc dù là lần đầu tiên ta sử dụng pháo 105 mm, nhưng đã đánh những đòn phủ đầu hoàn hảo, giúp mở cửa cho bộ binh đánh chiếm các cứ điểm. Pháo H6 đã giáng những đòn chí tử cho đế quốc Pháp, đẩy nhanh sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác

Ngày 7.5.1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái - những tư liệu trưng bày gồm hình ảnh và hiện vật gốc về bối cảnh lịch sử, chiến thắng và chiến công của quân dân cả nước cũng như những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã cho nhân dân và du khách có cái nhìn tổng quan về những năm tháng chiến tranh ác liệt mà đầy quả cảm, làm nên chiến thắng lịch sử này.

Bài học về tầm nhìn chiến lược trong trận Điện Biên Phủ còn nguyên giá trị. Ảnh: Tư liệu

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng kiến những kỳ tích, biến cái không thể thành có thể, biến điều chưa từng có tiền lệ trở thành những trang sử hào hùng. Điện Biên Phủ và chuyển đổi số là những kỳ tích như thế…

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc  - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh (thứ tư từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham quan mô hình vũ khí thực hành huấn luyện tại Lễ ra quân huấn luyện tỉnh Yên Bái năm 2024.

Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn còn nhớ như in những hình ảnh mình đã được chứng kiến từ thuở bé, đó là hình ảnh người ông ngoại Phạm Văn Xiển, thương binh 2/4 ở số nhà 14, đường Nguyễn Khắc Nhu, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái trở về đời thường làm một người nông dân với rất nhiều công việc.

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua (1954-2024), nhưng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục